Điều này đã giúp Damasio phát hiện nét tính cách thứ ba của Elliot. Elliot khó lòng đưa ra các
phán xét đạo đức. Mức độ quan tâm đến mọi việc của anh không thể nào thấp hơn, đến nỗi
những hành vi trù trừ không dứt của Elliot đã dẫn tới cả một vụ ly hôn, đận phá sản hay mất vị
thế xã hội. Các bài kiểm tra trừu tượng cho thấy Elliot có khả năng phân biệt đúng-sai, thế
nhưng anh hành xử và cảm nhận cứ như thể không hề biết điều đó. Thậm chí anh còn có thể
nhớ được rằng anh đã từng trải nghiệm những cảm giác ấy, nhưng giờ đây chúng đã chìm vào
lớp sương mù đạo đức xa xăm lắm. Như những gì Patrick Grim quan sát thì, những gì Elliot đã
làm rõ ràng tách rời hẳn với những gì Elliot biết được.
Đây là một phát hiện phi thường. Vì Elliot không còn có thể tích hợp những phản ứng tình cảm
vào các phán xét thực tiễn của anh, anh hoàn toàn đánh mất khả năng quyết đoán. Toàn bộ cơ
cấu ra-quyết-định của anh đã tàn lụi, trong đó bao gồm cả phán xét đạo đức.
Các nghiên cứu khác cũng khẳng định rằng tình trạng mất cảm xúc cũng dẫn tới mất khả năng
ra quyết định. Giờ đây chúng ta biết được rằng những trẻ bị thương tổn ở các vùng vỏ não
bụng giữa và trước trán khi chưa đầy 2 tuổi sẽ có những triệu chứng cực kỳ giống với Elliot.
NÃO BỘ BẮC NHỊP CẦU GIỮA THỰC TẾ VÀ CẢM XÚC RA SAO
Nếu bạn chứng kiến cảnh não bộ con người khi nó đang tất bật vật lộn với các lựa chọn đạo
đức, bạn sẽ ngạc nhiên vì số lượng các khu vực não bộ ràn rạt được kích hoạt cứ như trong một
tập của chương trình truyền hình Iron Chef vậy. Nào thùy não trước cạnh bên; nào vỏ não
trước trán lưng bên, quy định việc thuận tay phải; vân bụng; hồi hải mã bụng giữa; rồi hạch
hạnh nhân – tất cả đều góp mặt. Cảm xúc và logic, như chúng ta đã thảo luận ở chương trước
đều hòa trộn trong não bộ, thỏa thuê thoải mái và hỗn độn lộn xộn.
Làm thế nào mà chúng ta tách được Kant (logic) và Hume (cảm xúc) ra khỏi tất cả những cấu
trúc này? Chúng ta mới chỉ ở những giai đoạn đầu tiên trong tiến trình thấu hiểu xem chúng
thực hiện chức năng ra quyết định như thế nào. Chúng ta biết rằng có sự phân công lao động rõ
ràng: các khu vực ở bề mặt tất bật với việc đánh giá thực tế. Các khu vực ở sâu hơn thì chuyên
trách việc xử lý các cảm xúc. Hai khu vực này được kết nối bởi phần vỏ trước trán bụng giữa.
Nói một cách đơn giản, bạn có thể coi vỏ trước trán bụng giữa như cây cầu Cổng Vàng, nối San
Francisco (cảm xúc) với khu láng giềng phía bắc của nó – Hạt Marin (thực tế). Một số nhà
nghiên cứu cho rằng hoạt động lưu chuyển ở đây nói chung diễn ra như thế này:
Tất cả chỉ diễn ra trong vài mili-giây, muốn vậy khu vực sản sinh cảm xúc của não bộ phải phối
hợp chặt chẽ với khu vực duy lý. Và sẽ là bất khả thi nếu phải xác định rạch ròi xem quá trình
này bắt đầu ở đâu và kết thúc nơi nào. Mối gắn kết ở đây quá khăng khít, đến nỗi chúng ta hoàn
toàn có thể nói rằng nếu không có cảm xúc, bạn sẽ không thể lý trí được. Như Jonah Lehrer đã
nhận xét trang trọng trong cuốn sách How We Decide (Tạm dịch: Chúng ta ra quyết định như
thế nào?) là: “Một bộ não không cảm xúc không thể đưa ra quyết định được.”
Cơ chế sinh học này cho chúng ta biết rằng dạy trẻ điều tiết cảm xúc chính là yếu tố quan trọng
giúp nuôi dạy một đứa trẻ đạo đức. Cả chức năng điều hành cũng vậy. Sự tích hợp lành mạnh
giữa hai quá trình này sẽ tiến một bước dài trong việc kết nối một đứa trẻ với Thánh mẫu
Teresa bên trong con người của bé.
NUÔI DẠY MỘT ĐỨA TRẺ CÓ PHẨM CÁCH: NGUYÊN TẮC VÀ KỶ LUẬT
Vậy thì, câu hỏi đặt ra bây giờ sẽ phải là: Nếu trẻ đã sinh ra với một số vật liệu xây dựng đạo
đức có sẵn, chúng ta sẽ giúp đỡ ra sao để trẻ xây nên những ngôi nhà đạo đức đáng náu mình
trú ngụ? Làm thế nào chúng ta đưa trẻ tới được với giai đoạn tiếp thu đạo đức đáng mơ ước
này?
Nói tới nguyên tắc và kỷ luật, các gia đình nuôi dạy nên những đứa con biết phải trái tuân thủ
những hình mẫu rất dễ đoán định. Những hình mẫu này không phải là một chính sách bảo