NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 127

cách.

Nguyên tắc của bạn phải hợp lý và rõ ràng

Trong ví dụ của Aiden, cậu bé đó hoặc không hề có giờ đi ngủ quy định, hoặc nó đã tảng lờ quy

định đáng lẽ phải thực hiện đó. Chỉ dẫn duy nhất của nó chính là hành vi của bố mẹ, một thứ

cũng chẳng lấy gì làm rõ ràng. Rốt cuộc Aiden không hề có ý niệm nào về phép tắc, và, đến cuối

ngày bận bịu mệt mỏi, thì chẳng còn giới hạn gì nữa. Chẳng trách thằng bé thét lên.

Giải pháp của bảo mẫu ra sao? Hôm sau, cô mang tới một thời gian biểu rõ ràng và chi tiết tính

toán hợp lý với đầy đủ quy tắc và kỳ vọng ghi sẵn trên đó – kể cả giờ đi ngủ – sau đó dán ở chỗ

dễ nhìn. Thời gian biểu này đã thiết lập uy quyền trong gia đình, chỉ với 3 nguyên tắc a) thực tế

b) được tuyên bố rõ ràng và c) ai cũng thấy.

Mềm mỏng và sẵn sàng tiếp nhận khi thi hành luật lệ

Mike, cậu bé muốn tìm chỗ náu mình vì mấy quyển sách bị rơi, rõ ràng đã quen bị la mắng

trước đây. Sợ sệt và muốn trốn chạy chính là dấu hiệu rõ rệt cho thấy đứa trẻ không cảm thấy

an toàn vào thời điểm đó hay không cảm thấy an toàn nói chung. (Hay bị mắng mỏ, vì những

chuyện cỏn con như chẳng may làm rơi sách thì luôn luôn gắn với khả năng thứ hai.) Đây chính

là hồi chuông báo động với cô bảo mẫu. Cô cố gắng truyền đạt thông điệp an toàn tới cho cậu

bé – hãy chú ý đến thái độ cảm thông ngay lập tức của cô – và sau đó, cô trách mắng ông bố của

Mike, nói cho ông ta biết rằng ông ta phải lựa chọn một lối phản ứng chừng mực, bình tĩnh hơn

nếu muốn cư xử của Mike chuyển biến. Ông bố đã chịu lắng nghe.

Giờ thì bạn đã biết mối quan tâm chính yếu của não bộ chính là sự an toàn. Khi cảm thấy

không an toàn, não bộ sẽ vứt bỏ bất cứ ý niệm hành vi nào, chuyển ưu tiên sang một thứ duy

nhất: thoát thân khỏi mối đe dọa. Nếu cha mẹ tỏ ra mềm mỏng và bao dung, những hạt mầm

đạo đức có nhiều khả năng trổ sâu bám rễ hơn.

Vậy là, bạn đã có những luật lệ rõ-như-ban-ngày rồi, giờ chỉ còn tùy xem bạn áp dụng luật lệ đó

như thế nào. Hai bước tiếp theo sẽ liên quan đến những gì bạn phải làm khi luật lệ đã được

tuân hành.

Khen ngợi bất cứ khi nào trẻ tuân thủ luật lệ

Giả dụ bạn muốn đứa con 3 tuổi lười vận động ra ngoài chơi thường xuyên hơn. Vấn đề là, đến

bước ra ngoài, cậu chàng cũng chẳng muốn. Bạn sẽ làm thế nào đây?

Lâu nay các nhà khoa học (và những ông bố bà mẹ mẫu mực) đã khám phá ra rằng bạn có thể

khuyến khích con năng thực hiện một việc nào đó nếu chịu khó động viên con. Trừng phạt hẳn

nhiên là có ích nhưng khen ngợi còn hiệu quả hơn nhiều. Các nhà nghiên cứu hành vi gọi đây là

củng cố dương tính . Vận dụng linh hoạt thậm chí sẽ giúp bạn khuyến khích những hành vi vẫn

còn chưa xảy ra.

Thay vì chờ đứa con 3 tuổi trèo lên xích đu, bạn có thể động viên con mỗi lần con ra cửa. Dần

dần, trẻ sẽ dành nhiều thời gian quanh quẩn ở cửa hơn. Rồi bạn lại động viên con nhiều hơn

khi bé ra mở cửa. Tiếp đến, là khi bé đi ra ngoài. Rồi khi bé đã lân la gần dàn xích đu. Cuối cùng,

bé sẽ trèo lên xích đu và bố mẹ con cái có thể chơi đùa với nhau.

Quá trình “định hướng” này đòi hỏi phải thật kiên nhẫn, nhưng không tốn thời gian cho lắm.

Nhà nghiên cứu hành vi trứ danh B.F. Skinner đã huấn luyện được một con gà lật giở những

trang sách cứ như là nó đang đọc thật vậy, chỉ trong vòng 20 phút nhờ sử dụng giao thức định

hướng. Mà con người chúng ta còn dễ định hướng hơn nhiều so với giống gà.

Khen ngợi khi trẻ không mắc hành vi xấu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.