NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 129

chỉ có khả năng giả tạo các hành vi tích cực về mặt xã hội, mà còn dành rất rất nhiều tình cảm

cho bản thân mình nữa. Thể hiện thái độ tự kỷ ái thị đến phút chót, hắn buộc phải bị lôi lên ghế

điện ở Florida vào buổi sáng ngày hành quyết, gập người trong cơn hoảng loạn, khóc lóc không

cầm nổi với những giọt nước mắt có lẽ hắn đã phải nén đi suốt nhiều năm ròng. Đến tận ngày

nay, vẫn chưa hề có một lời giải thích hợp tình hợp lý nào cho sự băng hoại đạo đức hoàn toàn

của Bundy.

Ted Bundy biết rõ luật lệ, nhưng không hề tuân thủ. Làm thế nào chúng ta biết rằng con cái

mình sẽ không thế? Làm thế nào chúng ta chỉnh đốn được hành vi hư hỗn của trẻ – và khiến

cho trẻ tiếp thu thay đổi ấy? Chính là kỷ luật.

Cộng thêm bằng cách trừ bớt: Củng cố âm tính

Các nhà nghiên cứu phân biệt giữa hai chiến lược kỷ luật khác nhau: củng cố âm và trừng phạt.

Cả hai cách này đều nhằm xử trí các tình huống chống đối, nhưng củng cố âm thiên về tăng

cường hành vi, trong khi trừng phạt lại có xu hướng làm suy yếu nó đi.

Khi còn bé, chắc bạn đã từng phát hiện ra rằng khi ngón tay bị bỏng, nước lạnh sẽ giúp giải

thoát ngay lập tức khỏi cảm giác đau, xua đi trải nghiệm khó chịu đó. Khi một phản ứng nào đó

phát huy hiệu quả, nó có xu hướng được nhắc lại. Lần tiếp theo bạn bị bỏng – một kích thích

chống đối – khả năng bạn chạy ngay đến chậu nước gần nhất tăng lên vài lần. Đây chính là củng

cố âm, vì phản ứng của bạn đã được củng cố bằng cách loại bỏ (hay né tránh) một kích thích

chống đối nào đó. Củng cố âm khác với củng cố dương, là khi một hành động nào đó dẫn tới

một trải nghiệm tuyệt vời, bạn muốn lặp lại hành động đó. Áp dụng củng cố âm có thể là rất

quyền năng, nhưng cũng đòi hỏi khéo léo hơn.

Tôi có biết một em bé mẫu giáo luôn khao khát sự chú ý của mẹ. Em khởi đầu tuổi-lên-hai-

khủng-khiếp của mình bằng việc ném đồ chơi xuống cầu thang một cách đều đặn, đánh động

cả gia đình. Có vẻ như cô nàng bé nhỏ rất thích thú với trò nghịch bậy này và chẳng mấy chốc,

em đã ném đủ thứ xuống cầu thang. Những cuốn sách của bà mẹ là mục tiêu ưa thích, mà, ở

một chốn như Seattle này, thì rõ là giọt nước làm tràn ly. Bà mẹ gắng sức trò chuyện với cô bé,

khuyên bảo, không được thì bắt đầu quát mắng. Cuối cùng, còn viện tới hẳn pháo binh hạng

nặng – món đét vào mông – nhưng tình hình cũng chẳng hề biến chuyển.

Vì đâu những chiến lược của bà mẹ đều thất thủ? Vì những hình thức trừng phạt của cô thực ra

lại mang lại cho con gái mình những gì con bé khao khát nhất: Sự chú ý trọn vẹn của mẹ. Tình

thế quá khó khăn, phương cách tốt nhất của bà mẹ để phá vỡ vòng luẩn quẩn này là tảng lờ đứa

con gái mỗi khi nó bày trò hư hỏng (sau việc đầu tiên là giấu biến đi vài cuốn sách), phá vỡ

mối liên minh giữa thang gác với sự chú ý. Thay vào đó, bà mẹ nên củng cố lối cư xử đáng

mong đợi của cô bé bằng cách dành trọn sự chú ý mỗi khi em hành động phù hợp với các quy

tắc gia đình. Bà mẹ thử cách này, kiên trì dành những lời khen và chú ý khi cô bé con chịu lật

sách thay vì ném nó đi. Trò quăng ném chấm dứt chỉ vài ngày sau.

Cũng có những tình huống đòi hỏi phải can thiệp trực tiếp hơn, như đặt ra các hình phạt thích

hợp. Đây cũng là một phần trong phương pháp củng cố âm. Giới nghiên cứu ghi nhận hai loại

trừng phạt.

Để trẻ mắc lỗi: Trừng phạt thông qua áp dụng

Cách thứ nhất có lúc được gọi tên là trừng phạt thông qua áp dụng. Cách này có đặc tính phản

thân. Bạn chạm tay vào bếp lửa, tay bạn bị bỏng, ngay lập tức, bạn biết được rằng không nên

chạm vào bếp lò. Đặc tính tự động này hết sức quyền năng. Giới nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ tiếp

thu hành vi hiệu quả nhất khi được phép mắc sai lầm và tự trải nghiệm hậu quả. Chúng ta có

thể cùng xem ví dụ dưới đây:

Hôm trước thằng nhóc nhà tôi nổi cơn nổi cớ trong cửa hàng điện thoại rồi tháo giày cởi tất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.