NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 130

hết cả. Thay vì bắt nó đi vào, tôi để yên, cho nó đi chân trần một đoạn ra ngoài trời trên tuyết

lạnh. Không đầy 2 giây thằng bé đã phải cất lời: “Mẹ ơi, con muốn đi giày.”

Đây chính là chiến lược trừng phạt hiệu quả nhất từng được biết tới.

Lấy đồ chơi đi: Trừng phạt thông qua loại bỏ

Trong hình phạt thứ hai, cha mẹ lấy đi một thứ nào đó. Hoàn toàn thích đáng, cách này được

gọi là trừng phạt thông qua loại bỏ. Lấy ví dụ, con trai bạn đánh em gái, và bạn phạt không cho

cậu chàng đi dự tiệc sinh nhật bạn. Hoặc bạn cấm túc cậu chàng một phen. (Hình phạt bắt ngồi

tù đối với tội phạm chính là phiên bản người lớn của kiểu này). Cách trừng phạt này đã phát

huy tác dụng như sau:

Cậu con trai 22 tháng tuổi của tôi lại giở chứng giở thói không chịu ăn tối vì nó không thích

những món dọn ra. Tôi nhốt thằng nhóc lại một lúc và để nó ngồi đấy cho đến khi hết gào thì

thôi (khoảng 2 phút). Khi đưa con quay lại bàn, lần đầu tiên trong đời, CẬU CHÀNG ĐÃ ĂN HẾT

SẠCH! Cả khoai tây nghiền lẫn phần nhân thịt trong bánh!! Mẹ – 1, con trai – 0! QUÁ ĐÃ!!

Áp dụng hai kiểu hình phạt trên một cách phù hợp dần dà sẽ giúp trẻ thay đổi lối cư xử. Nhưng

có một số lưu ý cần tuân thủ để làm cách này phát huy hiệu quả. Bởi thực ra, việc trừng phạt

tồn tại vài hạn chế:

• Nó chỉ triệt tiêu hành vi của trẻ chứ không làm trẻ nhận thức được đó là lối ứng xử tệ hại.

• Tự thân nó mang lại rất ít chỉ dẫn. Nếu trừng phạt không được giải thích, trẻ sẽ không biết

được phải làm gì mới đúng.

• Trừng phạt gây ra những cảm xúc tiêu cực – thường là sợ hãi và tức giận – và tệ hơn có thể

làm nảy sinh cảm giác oán giận có thể phá hoại cả mối quan hệ giữa bạn và con cái. Đây rồi

mới là vấn đề chứ không phải hành vi hỗn hào kia của con. Nếu không khéo, rất dễ có nguy cơ

phản tác dụng thậm chí còn tổn hại đến mối quan hệ cha mẹ - con cái, nếu phạt nhầm.

Vậy làm thế nào để không phải trừng phạt trẻ? Hãy thử xem bộ phim Gà trống nuôi con năm

1979. Nội dung phim nói về một cặp vợ chồng sau ly dị và tác động của trải nghiệm này lên cậu

con trai nhỏ của hai người. Tài tử Dustin Hoffman thủ vai một ông bố nghiện công việc, bàng

quan mọi sự với bản năng dạy dỗ con cái có mức độ tinh tế chỉ ngang… đồ ăn cho chó.

Phim mở ra với cảnh cậu bé con không chịu ăn tối, chỉ nằng nặc đòi kem rắc vụn sô-cô-la. “Con

đừng hòng ăn kem nếu không ăn hết bữa tối,” ông bố cảnh cáo. Thằng bé lờ tịt lời bố, lấy ghế,

và với lên tủ lạnh. “Tốt nhất là đừng bày trò đó!” ông bố nhắc nhở. Thằng bé vẫn mở tủ lạnh.

“Tốt hơn hết là con dừng ngay, anh bạn. Bố cảnh cáo đấy.” Thằng bé thản nhiên bưng kem ra

bàn, như thể ông bố là người vô hình. “Ê này! Con nghe bố nói không đấy? Bố cảnh cáo con, con

ăn một miếng mà xem, rắc rối to cho mà xem!” Đứa con vọc thìa vào tảng kem, nhìn ông bố

chăm chú. “Dám à! Con thử bỏ kem vào miệng xem, bố sẽ cho con biết thế nào là lễ độ ngay.”

Thằng bé há to miệng ra. “Xem con có dám làm không.” Thằng bé làm thật, và ông bố nhấc

bổng nó ra khỏi ghế, quăng vào phòng ngủ. “Con ghét bố!” Thằng bé gào lên. Ông bố thét lại:

“Bố cũng ghét con, đồ quỷ sứ!” Ông bố đóng sập cửa lại.

Rõ ràng là, những cái đầu lạnh nhất không hề chiếm ưu thế. Bốn chỉ dẫn sau đây cho thấy cách

thức trừng phạt hiệu quả thực sự.

Phải đúng là trừng phạt

Trừng phạt phải cứng rắn. Điều này KHÔNG có nghĩa là ngược đãi trẻ. Nhưng cũng không phải

giảm nhẹ. Kích thích phản kháng phải mang tính phản kháng thì mới có hiệu quả được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.