NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 132

gian giữa cú chạm và tiếng chuông báo, mức độ phản kháng nhận biết và độ hấp dẫn của món

đồ chơi. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những tác động của mức độ khắc

nghiệt, sự kiên định, tính thời điểm và sự an toàn – chính là những chỉ dẫn mà chúng ta vừa

mới khám phá.

Bạn có muốn một phương cách giản đơn khiến cho bất cứ hình thức trừng phạt nào cũng hiệu

quả, duy trì lâu dài và được tiếp thu – tất cả những gì một ông bố bà mẹ mong đợi? Chính là

chân kiềng thứ ba nâng đỡ chiếc ghế lưu tâm đạo đức của chúng ta. Parke nhận thấy, chỉ cần

thêm một câu thần chú, vào bất cứ lời ra lệnh cương quyết nào.

Không bao gồm phân tích nguyên nhân

“Chớ có động vào con chó, không con sẽ bị nhốt

xó đấy.”

Có bao gồm phân tích nguyên nhân

“Chớ có động vào con chó, không con sẽ bị nhốt xó đấy. Con chó dữ lắm, và mẹ không muốn

con bị nó cắn đâu.”

Bạn sẽ chịu nghe câu nào hơn? Nếu bạn giống đa số, thì là câu thứ hai. Parke đã chứng minh

rằng một lời phân tích nguyên nhân hợp lý có thể làm tỉ lệ vâng lời tăng vọt. Hợp lý tức là giải

thích tại sao lại có quy tắc đó – và hậu quả nếu không thực hiện. (Hiệu nghiệm với cả người

lớn.) Bạn có thể sử dụng cách này cả với trường hợp luật lệ đã bị vi phạm. Thử ví dụ tình huống

con bạn hét toáng lên trong rạp chiếu phim. Biện pháp trừng phạt sẽ bao gồm giải thích xem

tiếng la hét của bé ảnh hưởng ra sao tới những người khác và cách bé sửa đổi lỗi lầm, ví như là

xin lỗi.

Các nhà nghiên cứu nuôi dạy con cái gọi phương pháp này là kỷ luật quy nạp, và nó có sức

mạnh phi thường. Những ai từng nuôi dạy nên những đứa con có đạo đức đều áp dụng cách

thức này. Và cơ sở khoa học của nó đã được các nhà tâm lý học chứng minh. Giả dụ nhóc Aaron

bị trừng phạt vì nhón trộm cây bút chì của cậu bạn cùng lớp Jimmy – ngay trước giờ kiểm tra.

Việc trừng phạt là trừ bớt – Aaron không được ăn tráng miệng tối hôm đó. Nhưng Aaron không

bị phạt rồi để mặc đó. Cậu bé được tặng kèm một câu nói thần kỳ, bao gồm lời giải thích, từ

“Làm cách nào Jimmy hoàn thành bài kiểm tra nếu không có bút chì chứ?” cho tới “Mọi người

nhà mình không ăn cắp đâu con.”

Và đây là những gì xảy đến với hành vi của Aaron khi những lời giải thích được đưa ra một

cách kiên trì suốt nhiều năm tháng:

Các chuyên gia về trừng giới và thi hành luật thanh thiếu niên hẳn phải hoan nghênh nhiệt liệt.

Phong cách nuôi dạy kiểu quy nạp mang lại sự tinh nhạy đạo đức mang tính tiếp thu và hoàn

toàn có thể áp dụng– phù hợp với những bản năng bẩm sinh ở trẻ. (Aaron còn được chỉ cách

viết một lá thư xin lỗi, việc cậu bé đã làm ngay ngày hôm sau.)

Trẻ bị trừng phạt mà không được giải thích tại sao sẽ không trải qua những bước đấu tranh

nội tâm này. Parke phát hiện ra rằng những trẻ như vậy hành xử rất bản năng, ví như khi bị đe:

“Con sẽ bị đét mông nếu còn làm việc này lần nữa.” phản ứng của trẻ sẽ là không ngừng để mắt

dè chừng bất cứ nhân vật nào nắm quyền sinh sát; chính sự hiện diện của một mối đe dọa đáng

kể ở bên ngoài chi phối hành vi của trẻ chứ không phải là kim chỉ nam đạo đức nào đó bên

trong. Những trẻ không đạt tới bước 2 sẽ không thể đi đến bước 3, và như thế, chúng tiến gần

hơn một bước tới chỗ Daniel, cậu nhóc lấy bút chì chọc vào má bạn cùng lớp.

Lời kết: Ông bố bà mẹ nào đưa ra được những giới hạn nhất quán, rõ ràng và luôn giải thích

rành mạch tại sao lại phải thế, nhìn chung đều nuôi dạy nên những đứa con có đạo đức.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.