NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 134

Nếu bạn có đang hồ hoặc, thì tôi xin thưa luôn, vợ chồng tôi không đánh con bao giờ.

Lối kỷ luật trẻ ưa hơn cả

Nhiều năm về trước, một nhóm chuyên gia nghiên cứu đã quyết định lấy ý kiến của trẻ về các

phong cách nuôi dạy con cái xem các em nghĩ cách nào sẽ phát huy hiệu quả, cách nào sẽ thất

bại. Đối tượng là các em trong độ tuổi từ mẫu giáo tới trung học. Các câu hỏi được diễn đạt rất

thông minh: Các em được nghe kể về những em nhỏ cư xử hỗn hào, rồi được hỏi: “Bố mẹ nên

làm gì? Các con sẽ làm gì?” kèm theo một danh sách các phương pháp kỷ luật.

Kết quả rất đáng suy ngẫm. Phong cách nuôi dạy quy nạp đạt mức tán đồng tuyệt đối. Ngay sau

là biện pháp trừng phạt thực tế. Còn chót bảng? Chính là kiểu “bố mẹ sẽ không yêu con nữa”

hay mặc con muốn-ra-sao-thì-ra. Tóm lại, phong cách chỉnh đốn mà trẻ thích nhất chính là

kiểu quy nạp, thi thoảng có “gia giảm” thêm chút nghiêm khắc thị uy. Kết quả này có thay đổi

chút ít tùy theo nhóm tuổi. Nhóm đối tượng từ 4 đến 9 tuổi ghét kiểu buông xuôi nhất trong

các loại hành vi, hơn cả phương cách kiểu hạn chế tình yêu thương. Điều đó lại không còn đúng

với lớp đối tượng đã 18 tuổi.

Tóm lại, một bức tranh rõ rệt đã nổi lên xung quanh vấn đề làm thế nào để nuôi dạy một đứa

trẻ có đạo đức và biết cách cư xử chừng mực. Những ông bố bà mẹ kỷ luật sắt nhưng chịu lắng

nghe và chịu khó đưa ra những lời giải thích nguyên nhân được nhìn nhận là hợp tình hợp lý và

công bằng, chứ không hề đồng bóng và độc đoán. Làm vậy, họ có nhiều khả năng chứng tỏ sự

đúng đắn của mình khi mà con cái sẽ ngoan ngoãn tuân hành thay vì chống đối gay gắt. Điều

này có nhắc bạn nhớ đến phong cách nuôi dạy quyền uy của Diana Baumrind – nghiêm khắc

nhưng ấm áp? Xét về mặt số liệu, đây chính là phong cách có khả năng cao nhất trong việc sản

sinh ra những đứa trẻ thông minh nhất, hạnh phúc nhất. Có vẻ như những đứa trẻ thông minh

và hạnh phúc này cũng là những đứa trẻ đạo đức hoàn bị nhất.

Những điểm cốt yếu

• Con bạn bẩm sinh đã có sẵn tri giác đúng – sai.

• Bên trong bộ não, các khu vực xử lý cảm xúc và các khu vực dẫn dắt việc ra quyết định cùng

phối hợp với nhau để chuyển tải sự lưu tâm đạo đức.

• Hành vi đạo đức phát triển theo thời gian và đòi hỏi kiểu hướng dẫn đặc biệt.

• Cha mẹ áp dụng luật lệ ra sao đóng vai trò then chốt: đề ra những quy tắc chính đáng và rõ

ràng; xử trí nhất quán và mau lẹ đối với việc vi phạm; và khen ngợi khi con cư xử tốt.

• Trẻ sẽ tự nguyện, tự giác tiếp thu hành vi đạo đức khi cha mẹ giải thích tại sao lại phải đặt ra

luật lệ như thế và những hậu quả nếu vi phạm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.