có ra sao đi chăng nữa.
CHÚNG TA LÀ NHỮNG THỰC THỂ XÃ HỘI
Xã hội hiện đại đã phát triển tối đa theo hướng chia rẽ triệt để các mối liên hệ xã hội sâu đậm.
Chúng ta dịch chuyển liên tục. Họ hàng thân thích của chúng ta rải rác dọc theo hàng trăm,
thậm chí hàng nghìn dặm xa. Ngày nay, chúng ta kiến tạo và duy trì tình hữu hảo qua các
phương tiện điện tử. Một trong những điều đáng phàn nàn chủ yếu mà những người mới làm
cha làm mẹ gặp phải trong quá trình chuyển đổi lên vị trí ấy là cảm giác tách biệt ghê gớm khỏi
mạng lưới xã hội của mình. Đối với người thân của họ, đứa trẻ chỉ là một kẻ xa lạ. Còn với bạn
bè, e-m b-é chỉ là một cụm từ gồm bốn chữ mà thôi. Đáng lẽ không phải là như thế chứ.
Bạn hãy dành chút thời gian để đánh dấu lại tất cả những lần mà tác giả câu chuyện này nhắc
tới bạn bè và gia đình cô:
Tôi lại chuyển về sống chung với ông bà để tiết kiệm tiền học phí. Tôi đã lớn lên ở đây. Cội rễ
của tôi đã ăn sâu bám chắc nơi này. Một trong những láng giềng thân thiết nhất của chúng tôi
qua đời, gia đình ông sắp xếp lại nhà cửa để rao bán. Tối nay, chúng tôi, trong đó có cả con trai
ông, tụ tập trong ga ra, cùng uống rượu và tưởng nhớ biết bao nhiêu những xóm giềng và
thành viên gia đình đã không còn trên cõi đời này nữa. Đủ cả tiếng cười và nước mắt, nhưng có
một cảm giác thật quý giá, rằng những người đã khuất cũng hiện diện nơi đây, cũng bật cười
cùng chúng tôi. Kỳ diệu quá chừng!
Con người chúng ta thật quá gắn kết với cộng đồng. Để nắm được các chủ đề của cuốn sách
này, điều căn bản là bạn cần thấu hiểu đặc tính này của não bộ, từ tâm trạng cảm thông đến
ngôn ngữ, cho tới những tác động của tình trạng cô lập xã hội. Do bộ não chỉ là một cơ quan
sinh học, mọi nguyên nhân chỉ là do quá trình tiến hóa. Đa phần các nhà khoa học tin rằng con
người tồn tại được là bởi biết sống tập hợp thành từng nhóm, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau. Sống
trong cộng đồng như vậy sớm tạo cho chúng ta thói quen dành thời gian cho các mối quan hệ,
nắm bắt động cơ, diễn biến nội tâm và hiểu được những gì người khác hoan nghênh hay phê
phán.
Có hai cái lợi. Thứ nhất là khả năng làm việc theo nhóm – rất hữu dụng đối với việc săn mồi,
tìm nơi trú ẩn và tự vệ chống lại những kẻ săn mồi. Thứ hai là khả năng hỗ trợ nuôi nấng con
cái. Cuộc đụng độ giữa kích thước âm đạo và kích cỡ hộp sọ trẻ sơ sinh đồng nghĩa với việc nữ
giới cần có thời gian hồi phục sau kỳ sinh nở. Phải có người chăm sóc lũ trẻ hay gánh phần
nuôi dưỡng chúng nếu bà mẹ qua đời. Nhiệm vụ này chủ yếu rơi vào nữ giới (suy cho cùng,
nam giới có tiết sữa được đâu), dù cho các nhà khoa học tin rằng thành công nhất là những
nhóm mà nam giới chủ động hỗ trợ nữ giới. Nhu cầu chung đó mạnh mẽ và thiết yếu với sự tồn
vong của chúng ta đến mức các nhà nghiên cứu đã đặt cho hiện tượng này một cái tên riêng:
alloparenting (chỉ việc các thành viên trong một mạng lưới xã hội chia sẻ việc chăm sóc cho
đứa trẻ không phải con mình). Nếu ở vai trò làm bố, làm mẹ, có lúc nào đó bạn cảm thấy không
thể một mình gánh vác, thì ấy là bởi vốn bạn không sinh ra để “đơn thương độc mã”.
Cho dù không ai có cỗ máy thời gian, kéo chúng ta trở lại kỷ Pleistocene , manh mối lý giải
những xu hướng nổi lên đầy rẫy ngày nay. Một đứa trẻ sinh ra đã háo hức kết nối với gia đình
mình và được cấu tạo sẵn từ trước để gắn liền với những người khác. Một bà mẹ kể chuyện
xem chương trình Thần tượng Âm nhạc Mỹ cùng với đứa con trai lên 2. Khi người dẫn chương
trình phỏng vấn các thí sinh đang khóc ròng lúc bị loại khỏi cuộc chơi, cậu bé bỗng nhiên nhảy
lên, vỗ về màn hình và bảo: “Ôi thôi nào, đừng khóc!” Việc này đòi hỏi những kỹ năng gắn kết
sâu sắc, đòi hỏi cả một quá trình sinh học chẳng kém gì phương diện thể hiện về một đứa bé
dịu dàng. Tất cả chúng ta đều sở hữu những năng lực kết nối tự nhiên, thiên bẩm.
Nếu bạn hiểu rằng bộ não liên quan trước nhất đến sự sinh tồn, và rằng bộ não có nhu cầu kết
nối sâu sắc với những thứ khác, người khác, thì những thông tin trong cuốn sách này – những
điều góp phần tốt nhất trong việc phát triển trí não con cái bạn – sẽ rất có lý.