NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 25

thể dục hết tốc lực. Nhưng bé có thể “đẩy nhanh”, thể hiện bằng việc rung các chi trong bào

thai, vào thời điểm sáu tuần sau khi thụ thai (mặc dù thường thì bà mẹ vẫn chưa cảm thấy gì,

cho tới năm tuần sau đó). Vận động này là hết sức quan trọng. Nó phải diễn ra, nếu không, các

khớp của em bé sẽ không thể phát triển đầy đủ. Đến khoảng giữa tam cá nguyệt thứ ba, em bé

đã hoàn toàn có khả năng chủ động điều khiển cơ thể mình thực hiện một loạt các động tác

phối hợp.

Vị giác: 8 tuần

Các mô trung chuyển vị (“cảm thụ vị giác”) vẫn chưa nổi lên khỏi chiếc lưỡi bé xíu của bào

thai, cho tới tận tuần thứ tám sau thời điểm thụ thai. Đương nhiên, điều đó không có nghĩa là

bé đã có được khả năng nếm một vị gì đó ở thời điểm này. Việc ấy phải chờ tới tam cá nguyệt

thứ ba. Một lần nữa, chúng ta lại thấy mô hình tiếp-thu-trước-khi-nhận-biết của quá trình phát

triển giác quan xuất hiện ở đây.

Vào thời điểm đó, bạn có thể quan sát thấy một số hành vi tương tự như người lớn chúng ta. Bé

con ở tam cá nguyệt thứ ba thay đổi kiểu nuốt mỗi khi mẹ bé ăn thứ gì đó ngọt: bé nuốt nhiều

hơn. Các thành phần dậy mùi thơm trong chế độ ăn của bà mẹ đi qua nhau thai và truyền vào

nước ối, dung dịch mà bé ở tam cá nguyệt thứ ba nuốt vào với lượng một lít mỗi ngày. Tác

động này mạnh mẽ tới mức những gì bạn ăn vào giai đoạn cuối của thai kỳ có thể ảnh hưởng

tới sở thích thực phẩm của con bạn.

Trong một công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiêm nước táo ép vào tử cung của chuột

đang mang thai. Khi chuột con ra đời, chúng thể hiện hứng thú ghê gớm đối với nước táo ép.

Sự ưu ái vị giác tương tự cũng xảy ra với con người. Các bà mẹ uống nhiều nước cà rốt ép ở

những giai đoạn sau của thai kỳ cũng sinh ra những đứa con thích nước cà rốt ép. Việc này

được gọi là “lập trình vị giác”, bạn có thể thực hiện điều này thật sớm, ngay khi trẻ mới chào

đời. Các bà mẹ cho con bú ăn nhiều đậu xanh và lê trong khi nuôi con cũng sản sinh ra những

đứa trẻ sau khi cai sữa có cùng sở thích như vậy.

Rất có thể, bất cứ thứ gì đi qua nhau thai cũng kích thích một sở thích nào đó.

QUY LUẬT CÂN BẰNG

Từ xúc giác cho tới khứu giác, thính giác và thị giác, trẻ có đời sống tinh thần mỗi lúc càng

thêm chủ động hơn ngay trong tử cung. Việc đó nói lên điều gì với những bậc cha mẹ quá ư háo

hức được góp phần hỗ trợ vào sự phát triển đó? Nếu như các kỹ năng vận động quan trọng đến

thế, liệu các bà mẹ tương lai có nên nhào lộn cứ 10 phút một lần để thúc đẩy Phản xạ Moro của

đứa trẻ nhỏ bé còn đang nằm trong tử cung? Nếu như sở thích ăn uống được thiết lập ngay

trong dạ con, liệu các bà mẹ tương lai có nên theo chế độ ăn chay ở nửa cuối thai kỳ nếu họ

muốn con mình sẽ ăn hoa quả và rau xanh? Và liệu có hiệu quả nào, vượt trên cả việc hình

thành những sở thích tiềm tàng, nằm trong việc nhồi nhạc Mozart và truyện Con mèo trong cái

mũ vào não bộ của đứa trẻ sắp sửa chào đời?

Quá dễ để đưa ra suy đoán này nọ. Thế nên, đây là một lời cảnh tỉnh của tôi: Những nghiên cứu

này chỉ thể hiện một khía cạnh kiến thức đã được biết rõ, và chuyện diễn dịch thái quá ý nghĩa

của những số liệu này rất dễ xảy ra. Tất cả những gì đã đề cập ở trên đều là các vấn đề nghiên

cứu lý thú. Nhưng các số liệu ngày nay vẫn chưa đủ thuyết phục để giải quyết toàn bộ bí ẩn

xung quanh đời sống tinh thần thuở sơ khởi. Chúng chỉ mới đủ để hé lộ mà thôi.

Vừa vặn

Đặc tính sinh học của quá trình phát triển não bộ của trẻ sơ sinh khiến tôi nhớ đến truyện cổ

tích Cô bé tóc vàng Goldilocks và Ba con gấu. Câu chuyện kể về một cô bé tóc vàng lẻn vào và

chủ định phá hoại căn lều vắng chủ của gia đình gấu. Cô bé thử hết thứ này đến thứ nọ và bình

phẩm về mọi thứ từ bát ăn cháo, ghế đến giường của các con gấu. Goldilocks không thích đồ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.