NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 23

bé chào đời. Các thí nghiệm đã chứng minh rằng bào thai bước vào tam cá nguyệt thứ ba sẽ

chuyển động hoặc thay đổi nhịp tim, hoặc cả hai, để phản ứng lại một luồng sáng mạnh chiếu

vào tử cung. Nhưng phải mất rất nhiều thời gian mới có thể thiết lập được đầy đủ các hệ mạch

thực hiện chức năng, vậy nên bé cần tới hơn chín tháng để hoàn thành công việc. Trong một

năm sau khi bé ra đời, mỗi ngày, bộ não vẫn sẽ tiếp tục hình thành tới 10 triệu khớp nối thần

kinh mới. Trong khoảng thời gian đó, bộ não sử dụng chính các trải nghiệm thị giác ngoại vi để

giúp bộ não hoàn thành các kế hoạch xây dựng bên trong.

Thính giác: 4 tuần

Nếu bây giờ bạn bảo với tôi rằng một thông tin khoa học quan trọng sắp được phát hiện, nhờ

vào sự kết hợp của số lần mút núm vú cao su của trẻ khi nghe đọc cuốn Con mèo trong chiếc

mũ (The Cat in the Hat), tôi sẽ gợi ý ngay là có khi bạn phải xem lại đầu óc của mình cũng nên.

Nhưng đây chính xác là những gì đã diễn ra hồi đầu thập niên 1980. Trong suốt sáu tuần cuối

của thai kỳ, các thai phụ trong một nghiên cứu nọ được đề nghị đọc cuốn sách của tác giả Dr.

Seuss thật lớn, hai lần một ngày. Như vậy, sau sáu tuần, tổng thời gian bào thai nghe câu

chuyện là 5 tiếng đồng hồ. Sau khi chào đời, trẻ được cấp cho chiếc núm vú giả nối với một cỗ

máy đo cường độ và số lần mút. Cường độ và tần suất có thể được sử dụng để đánh giá xem bé

sơ sinh có nhận ra thứ gì đó không (một dạng đối sánh mẫu). Sau đó, các bé được nghe các

băng ghi âm giọng mẹ đọc cuốn Con mèo trong chiếc mũ, hoặc một câu chuyện khác, hoặc

không được nghe truyện nào cả. Tần suất và kiểu mút được đo đạc tại mọi thời điểm. Những gì

các nhà nghiên cứu tìm ra thật đáng kinh ngạc. Những em bé đã từng nghe truyện của Dr.

Seuss từ trong bụng mẹ có vẻ đã nhận ra, và tỏ ra thích thú với băng có giọng mẹ mình đọc

cuốn Con mèo trong chiếc mũ. Các bé mút núm vú giả theo một dạng nhất định, bắt nguồn từ

cách bà mẹ đọc cuốn Con mèo trong chiếc mũ, điều này không xảy ra khi đọc cuốn sách khác

hay không đọc cuốn truyện nào cả. Trẻ nhận ra những trải nghiệm thính giác trong bụng mẹ

trước đây.

Giờ đây chúng ta đã biết rằng nhận thức thính giác của trẻ bắt đầu từ sớm hơn rất nhiều so với

kết quả từ thí nghiệm này. Các lớp mô liên quan đến việc nghe có thể được quan sát chỉ bốn

tuần sau thời điểm thụ thai. Thính giác khởi đầu với sự nhú lên của hai khối cấu trúc, trông

giống như hai cụm xương rồng sa mạc nảy ra từ hai bên đầu của trẻ. Chúng được gọi là túi

thính giác nguyên thủy và sẽ hình thành nên phần lớn dụng cụ thính giác của bé. Khi địa hạt

này đã được thiết lập, các tuần tiếp sau đó sẽ được dành vào việc “gây dựng nhà cửa”, từ những

sợi lông trông giống các sợi râu tí hon cho đến các ống mà chúng bám vào, nom hệt như là vỏ

ốc sên vậy.

Vậy đến lúc nào những khối cấu trúc này mới móc nối vào phần còn lại của não, để trẻ có thể

nghe thấy được? Đến giờ thì câu trả lời đã rất quen thuộc: tận đến thời điểm bắt đầu tam cá

nguyệt thứ ba. Bước vào tháng thứ sáu, bạn có thể đem đến một âm thanh nào đó cho bào thai

trong tử cung (chủ yếu là tiếng lách cách) và ngỡ ngàng lắng nghe não bộ tí hon kia yếu ớt gửi

lại những phản ứng kiểu tia điện lẹt xẹt! Đến tháng sau đó, kiểu gọi-và-trả-lời bằng tiếng lách

tách này không chỉ gia tăng về mật độ, mà còn cả về tốc độ phản ứng nữa. Thêm một tháng nữa

hoặc hơn, mọi thứ đã thay đổi. Giờ thì bạn đã có hẳn một em bé tiền sơ sinh không chỉ nghe

được, hồi đáp được, mà còn có thể phân biệt được giữa rất nhiều âm thanh giọng nói, như là

“a” khác với “e”, hay “ba” khác với “bi”. Một lần nữa, chúng ta lại chứng kiến chiến lược của lính

dù: trước tiên là thiết lập địa hạt, sau đó là kết nối mọi thứ về đài chỉ huy trung tâm.

Bé có thể nghe thấy giọng của mẹ trong tử cung từ cuối tam cá nguyệt thứ hai, và đến thời

điểm chào đời, bé thích giọng nói ấy hơn những giọng nói khác. Và khi ra đời, bé phản ứng đặc

biệt mạnh mẽ nếu giọng mẹ được làm nghẹt, tái tạo môi trường siêu thanh trong tử cung. Bé

thậm chí còn phản ứng trước các chương trình truyền hình mà mẹ thường xem khi bé còn là

một bào thai. Trong một thí nghiệm vui nhộn nọ, người ta cho các bé trong bụng mẹ nghe

đoạn điệp khúc quảng cáo trước một bộ phim tình cảm trên truyền hình. Khi những em bé này

ra đời, chúng thôi khóc ngay giây phút được nghe thấy điệp khúc ấy. Các bé sơ sinh có ký ức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.