NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 22

Các giác quan của trẻ – xúc giác, thị giác, thính giác, khứu giác, thăng bằng, vị giác – bắt đầu

thực hiện chức năng từ trong bụng mẹ, cụ thể như sau:

Xúc giác: 4 tuần

Một trong những giác quan đầu tiên chính thức đi vào kết nối là xúc giác. Bào thai chừng 1

tháng tuổi đã cảm nhận được những động chạm lên mũi và môi. Khả năng này nhanh chóng lan

rộng; gần như toàn bộ bề mặt da bắt đầu mẫn cảm với các động chạm khi bước vào 12 tuần

tuổi.

Tôi đã chứng kiến điều này khi vợ tôi trong giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ lúc mang bầu

cậu con trai út. Thằng bé hiếu động lắm, và nhiều lần tôi chính mắt trông thấy thứ gì đó như là

một cái vây cá mập gồ lên di chuyển dọc theo bụng vợ tôi, vồng lên, rồi lặn xuống. Tôi dựng cả

tóc gáy, nhưng thấy thú vị kinh khủng. Nghĩ là đấy có thể là chân của anh chàng bé bỏng, tôi

thử chạm vào chỗ gồ lên khi nó xuất hiện vào một buổi sáng nọ. Chỗ gồ đó lập tức “đá” lại (!),

làm cả hai vợ chồng phải la lên phấn khích.

Nếu thử làm việc này trong nửa đầu thai kỳ, bạn sẽ chẳng thu được kết quả gì đâu. Phải đến

tháng thứ năm kể từ thời điểm thụ thai, trẻ mới có thể thực sự trải nghiệm những động chạm

này giống như cách tôi hay bạn vẫn nhận biết. Đó là khi não của trẻ đã phát triển “bản đồ cơ

thể” – những đại diện thần kinh tí hon cho toàn bộ cơ thể của bé.

Thời điểm bắt đầu ba tháng cuối, một bào thai đã sẵn sàng thể hiện những hành vi né tránh (ví

dụ, cố bơi đi khi có đầu kim tới gần để làm sinh thiết). Từ hiện tượng này, ta có thể kết luận

rằng trẻ có thể cảm nhận được cảm giác đau, mặc dù không thể nào đo đạc chính xác được.

Đến thời điểm này, bào thai có vẻ cũng nhạy cảm với nhiệt độ. Nhưng các biểu đồ nối mạch

chuyên trách về cảm nhận nhiệt độ vẫn chưa hoàn thiện khi trẻ chào đời, và chỉ phát triển đầy

đủ nhờ những trải nghiệm thực tế với thế giới bên ngoài. Trong hai trường hợp lạm dụng trẻ

em không có liên quan gì đến nhau, một cậu bé người Pháp và một cô bé người Mỹ đã bị giam

kín suốt nhiều năm trời. Cả hai đứa trẻ đều thiếu hụt khả năng phân biệt giữa nóng và lạnh đến

mức kỳ dị. Cô bé không bao giờ ăn mặc cho thích hợp với thời tiết, kể cả lúc bên ngoài trời lạnh

cóng. Còn cậu bé thì vẫn thường lôi khoai tây ra khỏi bếp lửa đang cháy phừng phừng chỉ bằng

bàn tay trần, không hề hay biết gì sự sai biệt về nhiệt độ. Chúng ta không biết chính xác tại sao.

Nhưng chúng ta biết rằng xúc giác luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng với sự phát triển của trẻ

sau khi sinh.

Thị giác: 4 tuần

Liệu em bé có nhìn thấy gì trong tử cung không? Câu này thật khó trả lời, bởi thị giác vốn là

giác quan phức tạp nhất của con người.

Thị giác bắt đầu phát triển từ khoảng tuần thứ tư sau thời điểm thụ thai, thai nhi hình thành

hai chấm mắt tí hon trên hai phía của đầu. Những khối dạng hình cốc trong hai chấm này sẽ

nổi lên rất nhanh, trong đó một phần sẽ hình thành thấu kính của mắt. Sau đó, các dây thần

kinh thị giác sẽ trườn lên từ phía sau những con mắt nguyên thủy này, gắng sức chạm tới phía

sau đầu và kết nối với các khu vực về sau sẽ hình thành nên vỏ não thị giác. Các tế bào ở phần

vỏ não cũng rất tất bật hoạt động, chuẩn bị sẵn sàng để chào đón những kẻ lữ hành mang tên tế

bào thần kinh và kết mối thuyền hội. Tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba tràn ngập những cuộc

đón rước tế bào thần kinh đông đúc trong các khu vực này, một khối lượng tương đối những

cuộc tử vong của tế bào, và rất nhiều những ghép nối phát tiếng kêu lách tách. Đến thời điểm

này, bộ não hình thành khoảng 10 triệu khớp nối thần kinh mới mỗi ngày. Chắc bạn sẽ nghĩ

ngay là hẳn em bé phải mắc chứng đau nửa đầu mất!

Kết quả sau tất cả các hoạt động này là hình thành hệ mạch thần kinh cần thiết để khống chế

việc chớp mắt, co giãn đồng tử hay dõi theo các vật thể chuyển động đã xuất hiện từ trước khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.