kỳ ai, miễn là đã từng nuôi một đứa con. Thông tin không thiếu, có điều, các vị phụ huynh khó
biết được nên tin vào đâu.
Cái hay của khoa học là ở chỗ: khoa học không về phe ai – và cũng chẳng ép uổng ai. Một khi
bạn xác định đặt lòng tin ở công trình nghiên cứu nào, bức tranh lớn sẽ hiện lên còn những
hoang đường, thần bí sẽ dần tan. Tôi lọc các nghiên cứu bằng “nhân tố hà khắc” do tôi đặt ra.
Để được xuất hiện trong cuốn sách này, trước hết, các nghiên cứu phải được xuất bản trong
nhiều tài liệu tham khảo, sau đó được sao chép chính xác. Một số còn được trích đi trích lại
trong nhiều tác phẩm. Còn với những tài liệu khác, tuy đáng tin cậy nhưng vẫn chưa được kiểm
nghiệm chặt chẽ qua thời gian, tôi đều ghi chú rõ ràng.
Đối với tôi, việc nuôi dạy con cái rốt cuộc xoay quanh việc phát triển trí não. Tôi là một nhà
sinh vật học về tiến hóa và phân tử đặc biệt say mê nghiên cứu nguồn gốc di truyền của chứng
rối loạn tâm thần. Công việc chính của tôi là cố vấn riêng, chuyên gia làm theo giờ cộng tác với
các cơ quan nghiên cứu nhà nước cần một chuyên gia di truyền học có chuyên môn về sức
khỏe tâm thần. Ngoài ra, tôi còn sáng lập Học viện Talaris, có trụ sở ở Seattle, ngay sát Đại học
Washington, nơi có sứ mệnh ban đầu là chuyên nghiên cứu xem trẻ sơ sinh xử lý thông tin ra
sao từ các cấp độ phân tử, tế bào và hành vi. Đấy cũng chính là nguyên do đưa đẩy tôi đến với
việc diễn thuyết trước các nhóm cha mẹ.
Lẽ dĩ nhiên là các nhà khoa học không thể biết tất cả mọi điều về não bộ. Nhưng những kiến
thức chúng ta đã biết giúp chúng ta nuôi dạy nên những đứa con thông minh, hạnh phúc. Và đó
cũng là tâm nguyện chung, bất kể bạn mới phát hiện ra rằng mình có bầu, hay bạn đã có một
đứa trẻ chập chững biết đi, hay nhận ra rằng mình phải tự nuôi dạy cháu chắt. Vậy nên, trong
cuốn sách này, tôi lấy làm hân hạnh được giải đáp những câu hỏi mà các bậc cha mẹ nêu lên –
đồng thời, dập tắt những ý nghĩ hoang đường của họ.
Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu:
Chuyện hoang đường: Mở nhạc Mozart cho thai nhi nghe sẽ giúp trẻ giỏi toán.
Sự thực: Trẻ sẽ đơn thuần nhớ được nhạc Mozart sau khi chào đời – cũng như nhiều thứ khác
được nghe, được ngửi, được nếm khi còn trong bụng mẹ (đọc phần Bào thai có thể nhớ được,
trang 56). Nếu bạn muốn sau này trẻ học khá môn toán, thì việc tốt nhất bạn có thể làm là dạy
trẻ tự kiềm chế thật tốt trong những năm đầu đời (đọc phần Sự tự chủ, trang 165).
Chuyện hoang đường: Cứ mua cho đứa bé ẵm ngửa hay chập chững biết đi nhà bạn mấy chiếc
băng đĩa dạy ngôn ngữ là có thể tăng cường từ vựng cho trẻ.
Sự thực: Một số băng đĩa thậm chí còn làm giảm vốn từ vựng của trẻ. Chính lượng từ ngữ bạn
sử dụng khi trò chuyện với trẻ mới giúp gia tăng cả vốn từ lẫn trí thông minh của trẻ (đọc
thêm phần Trò chuyện với con bạn thật nhiều, trang 197). Nhưng những từ ngữ này phải do
chính bạn – một con người bằng xương bằng thịt nói ra.
Chuyện hoang đường: Để tăng cường sức mạnh trí não, trẻ cần học ngoại ngữ từ tuổi lên 3 và
cả một căn phòng chất đầy những thứ đồ chơi “phát triển trí não” và một thư viện đầy băng đĩa
giáo dục.
Sự thực: Công nghệ thúc đẩy trí não nhi khoa tuyệt hảo nhất thế gian, đôi khi, chỉ là một thùng
giấy bìa đơn giản, một hộp đầy bút sáp sặc sỡ và hai giờ đồng hồ. Còn tệ hại nhất chính là chiếc
ti vi màn hình phẳng mới tinh của bạn. (Đọc thêm Vui chơi: tuyệt vời, trang 203.)
Chuyện hoang đường: Thường xuyên khen con thông minh sẽ làm trẻ tự tin hơn.
Sự thực: Trẻ sẽ trở nên thiếu tự nguyện tháo gỡ những tình huống khó khăn (đọc thêm Điều gì
xảy ra khi bạn nói: Con thông minh quá trang 216). Nếu bạn muốn con mình đỗ vào một