NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 9

cách dạy dỗ. Các ông bố bà mẹ thường có các thứ tự ưu tiên khác nhau, đây chính là khởi nguồn

của những bất đồng ghê gớm trong một số mối quan hệ. Tổng hòa của cả hai phong cách này

sẽ định hình tính cách đứa trẻ. Đây là một ví dụ:

Quan sát ông anh và bà chị dâu dạy đám cháu làm tôi phát cáu. Bà mẹ thi thoảng mới tham gia.

Còn ông bố như để bù đắp, theo sát sao từng hành động của bọn trẻ, mắng mỏ con vì mọi thứ.

Khách quan nhìn nhận lý do khiến lũ trẻ hành xử không ra sao, là bởi không hiểu nổi luật lệ ở

đây là gì, chúng chỉ biết là dù làm gì đi chăng nữa thì cũng đều gặp rắc rối, nên cũng chẳng gắng

cư xử cho tử tế làm gì.

Đúng là hai phong cách khác nhau một trời một vực. Điều này lý giải tại sao ông bố và bà mẹ lại

khó phối hợp ăn ý trong việc nuôi dạy con cái. Dưỡng dục trẻ nhỏ trong gia đình có đầy đủ bố

mẹ là một nhiệm vụ “lai tạp”. Dần dà, lũ trẻ sẽ “nhiễm” cách cư xử của bố mẹ, và chính việc này

sẽ ảnh hưởng tới cách dạy dỗ trong tương lai. Tất cả càng làm việc nghiên cứu thêm khó khăn.

Trẻ càng lớn, cuộc sống càng trở nên phức tạp đối với chúng. Trường học và các mối tương tác

giữa bạn bè đồng trang lứa ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nhân cách

mỗi đứa trẻ (liệu có trải nghiệm đáng sợ nào hồi trung học vẫn ám ảnh bạn cho tới lúc này?).

Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các bạn bè đồng lứa – đặc biệt là cùng giới – ảnh hưởng

đến lối hành xử của trẻ hơn cả bố mẹ. Tất nhiên, người ta vẫn còn hoài nghi về kết luận này.

Nhưng cũng không bác bỏ thẳng thừng. Xét cho cùng, trẻ đâu chỉ sống trong một môi trường

biệt lập do bố mẹ cai quản.

Cứ cho là mọi não bộ đều cấu tạo giống hệt nhau và tất cả bố mẹ đều hành xử rập khuôn theo

một lối, thì rất nhiều nghiên cứu gần đây vẫn cứ có chỗ sơ hở (hay mới chỉ dừng ở mức nghiên

cứu sơ khai). Phần lớn các dữ liệu được đưa ra chỉ dừng lại ở mức “có liên quan” với nhau chứ

không mang tính nhân-quả. Hai khái niệm này thì có gì khác nhau ? Tại sao đây lại là vấn đề?

Hai thứ hoàn toàn có thể liên quan với nhau mà không nhất thiết phải theo kiểu “cái này gây ra

cái kia”. Ví dụ, đúng là tất cả trẻ khi bộc phát giận dữ đều tè ra quần – tỉ lệ kết hợp của hai hiện

tượng này là 100% nhưng điều đó không có nghĩa là đi tiểu tiện dẫn tới việc bộc phát cơn giận

dữ.

Một nghiên cứu lý tưởng sẽ phải a) tìm ra nhân tố hành vi bí ẩn tạo nên những đứa trẻ linh lợi,

hạnh phúc hay ngoan ngoãn, b) phát hiện ra những bậc cha mẹ còn thiếu nhân tố bí ẩn trên,

trao nó cho họ và c) đánh giá đứa trẻ 20 năm sau đó, xem chúng lớn lên ra sao. Chuyện này

không chỉ có vẻ tốn kém, mà còn bất khả thi. Đây chính là lý do tại sao hầu hết các nghiên cứu

về nuôi dạy con cái hiện nay đều chỉ dừng ở mức “có liên quan” với nhau chứ không mang tính

nhân-quả. Thế nhưng không có nghĩa là chúng ta không cố gắng để có được những nghiên cứu

“lý tưởng” hơn, sẽ không nhìn mọi thứ theo tinh thần “tốt nhất là kẻ thù của tốt”. Thêm một

yếu tố khác khiến nghiên cứu này thêm khó khăn:

Hành vi con người thật phức tạp!

Có thể, nhìn bề ngoài, chúng ta có vẻ giản đơn và tĩnh tại, hệt như mặt nước phẳng lặng, nhưng

ẩn dưới đó lại là mạch cảm xúc hiểm trở, những tâm tư âm u và những cảm hứng thoạt có

thoạt không, chẳng theo quy luật lý tính nào hết. Thi thoảng, những nét tính cách ngầm này –

mà mỗi người một khác – sẽ nổi lên trên bề mặt. Hãy cùng xem xét một phản ứng cảm xúc rất

thường gặp đối với một đứa trẻ chập chững biết đi:

Thế đấy, chính xác là vậy. Tôi không còn sót lại dù chỉ là một mảy may kiên nhẫn. Thằng con 2

tuổi của tôi đã gắng lấy hết kiên nhẫn của tôi, sạch sành sanh, trước khi nó lên ba. Hết sạch rồi,

và tôi không không tưởng tượng nổi làm cách nào lòng kiên nhẫn ấy có thể được tái tạo lại như

thuở ban đầu nếu không có những nỗ lực cao độ… ví như, một tuần nghỉ dưỡng trên bờ biển

Caribê với những cuộc rượu bất tận.

Nhìn từ con mắt của một nhà khoa học não bộ, tôi có thể chỉ ra ít nhất tám vấn đề hành vi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.