NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 80

của các đối tượng. Ông chỉ quan tâm xem các sinh viên mất bao lâu mới ra khỏi phòng thí

nghiệm, đi xuống hành lang sau khi được “phơi” ra trước những từ ngữ này.

Những gì ông phát hiện ra thật phi thường. Tính trung bình, khoảng thời gian đi hết hành lang

của những sinh viên bị “phơi” ra trước những nhóm từ “cao tuổi” nhiều hơn 40% so với những

em chỉ bị “phơi” trước những nhóm từ “ngẫu nhiên”. Một số sinh viên thậm chí còn khom

người và lê bước khi rời đi, cứ như thế họ đã già đi tới 50 năm so với tuổi thực của mình. Dẫn

theo những quan sát lâm sàng của Bargh thì, những từ này “kích hoạt mẫu bản đúc cao tuổi

trong bộ nhớ, và những người tham dự đã hành động theo lối thống nhất với mẫu bản đúc

được kích hoạt đó.”

Kết quả mà Bargh thu được chỉ là một trong vô vàn dữ liệu cho thấy những tác động ngoại vi

tức thời có sức ảnh hưởng mạnh mẽ ra sao với hành vi nội tại. Những gì bạn tạo điều kiện xâm

nhập vào trí não của con mình sẽ ảnh hưởng đến những kỳ vọng của các em về thế giới, ngược

lại, những kỳ vọng này lại ảnh hưởng không chỉ tới những gì các em có thể nhận thức được, mà

ngay đến cả hành vi của các em. Điều này hoàn toàn có thực, bất kể bạn quan sát ở những bé sơ

sinh mới một tháng tuổi hay ở các sinh viên, tận 20 năm sau đó.

Vậy cơ chế mô phỏng chậm và những kỳ vọng nội tại này thể hiện ra sao trong thế giới số hóa?

Ti vi là đối tượng được nghiên cứu cặn kẽ và chính xác nhất.

TRƯỚC 2 TUỔI? KHÔNG TI VI!

Chủ đề “trẻ em xem ti vi” không còn gay cấn như xưa nữa. Giờ đây, người ta đã đạt được sự

đồng thuận chung, rằng cần việc trẻ em “phơi” ra trước ti vi dưới bất cứ hình thức nào đều

phải bị hạn chế. Cũng tồn tại cả ý kiến đồng thuận, rằng chúng ta đang hoàn toàn tảng lờ lời

khuyên này.

Tôi vẫn còn nhớ hồi bé thường háo hức mong đến tối Chủ nhật, để xem chương trình

Wonderful World of Color của Walt Disney và mê mẩn. Tôi cũng nhớ bố mẹ luôn tắt ngay ti vi

khi hết chương trình. Giờ đây chúng ta không còn làm thế nữa. Ngày nay, trẻ em Mỹ 2 tuổi trở

lên trung bình dành tới 4 giờ 49 phút mỗi ngày trước ti vi – nhiều hơn 20% so với cách đây 10

năm. Và độ tuổi bắt đầu “phơi” trước màn hình ti vi càng lúc càng thấp hơn. Và sự tình càng lúc

càng thêm rối rắm bởi đủ thứ trải nghiệm kiểu màn hình số nhan nhản khắp nơi. Vào năm

2003, 77% trẻ em dưới 6 tuổi xem ti vi hằng ngày. Còn trẻ em dưới 2 tuổi chỉ có 2 giờ 5 phút

thời gian tiếp xúc với màn hình ti vi và máy tính mỗi ngày. Ở phần trước, tôi có đề cập tới

thông tin: một người Mỹ trung bình được “phơi” ra trước khoảng 100 nghìn từ mỗi ngày

(ngoài công việc). Toàn bộ 45% trong số đó xuất phát từ ti vi.

Thực tế là, thời lượng dành cho ti vi mà một em bé nên xem trước tuổi lên 2 chỉ là… con số 0

tròn trĩnh.

Ti vi có thể dẫn tới thói hung hãn, mất tập trung

Trải qua nhiều thập kỷ, chúng ta đã nhận ra mối liên hệ giữa hành vi bạo lực giữa trẻ đồng

trang lứa với thời gian “phơi” ra trước ti vi của trẻ. Mối liên hệ này đã từng là chủ đề gây tranh

cãi (chẳng lẽ những người hằn học lại xem ti vi nhiều hơn người khác?), nhưng giờ đây chúng

ta đã nhìn nhận nó như một vấn đề của cơ chế mô phỏng chậm kết hợp với sự thiếu hụt khả

năng kiểm soát bản thân. Một ví dụ của cá nhân tôi:

Hồi còn học nhà trẻ, tôi và cậu bạn thân cùng xem The Three Stooges, một bộ phim truyền

hình thập niên 1950. Trong phim có rất nhiều màn gây cười dựa trên hình thể, có cả chuyện

nhân vật chọc ngón tay vào mắt người khác nữa. Lúc phim hết, đứa bạn tôi giơ ngón tay thành

hình chữ V rồi nhanh như cắt chọc vào cả hai mắt tôi. Cả một tiếng sau đó, tôi không nhìn thấy

gì cả và phải đưa đi cấp cứu. Chẩn đoán: giác mạc bị trầy xước và rách một cơ mắt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.