NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 79

dữ. Những công trình nghiên cứu hứa hẹn về tác dụng của trò chơi điện tử và Internet vẫn còn

đang trong quá trình thực hiện, thế nhưng, như bất cứ nỗ lực nghiên cứu “nhanh nhảu” nào,

những phát hiện mới mẻ này vẫn còn thể hiện những kết quả rất hỗn tạp.

Em bé ở trong thùng cát

Khi bạn nghĩ đến việc “phơi” con mình ra với Thế giới Màn hình Số, cần cân nhắc kỹ nội dung

chương trình, vì hai lý do sau:

Trước hết, trẻ rất giỏi bắt chước. (Bạn vẫn nhớ cái hộp phát sáng và em bé chạm đầu vào hộp

chứ?) Khả năng tái hiện lại một hành vi sau một lần chứng kiến được gọi là mô phỏng chậm.

Mô phỏng chậm là kỹ năng đáng kinh ngạc phát triển cực nhanh. Một em bé 13 tháng tuổi có

thể nhớ được sự kiện gần một tuần sau. Đến lúc một tuổi rưỡi, em có thể mô phỏng một hành

động nào đó sau lần chứng kiến duy nhất tới bốn tháng. Kỹ năng này sẽ không bao giờ rời bỏ

các em. Và ngành công nghiệp quảng cáo đã tận dụng triệt để điều này. Nếu như các bé tuổi

chập chững biết đi có thể khắc sâu vào trí nhớ một loạt sự kiện phức tạp chỉ sau một lần chứng

kiến, vậy hãy thử tưởng tượng xem các em hấp thu những gì trong suốt nhiều tiếng đồng hồ

“mọc rễ” trước màn hình ti vi và lang thang trên mạng. (Đấy là còn chưa kể những gì trẻ học

hỏi được khi quan sát lối hành xử của cha mẹ mình suốt 24 giờ một ngày và 365 ngày một

năm. Mô phỏng chậm cũng giúp lý giải nguyên do tại sao chúng ta vẫn có xu hướng bắt chước

lối cư xử của cha mẹ mình, kể cả sau nhiều năm rời tổ ấm gia đình (như những gì tôi đã làm với

vợ mình và chùm chìa khóa xe hơi.)

Với trẻ em, mô phỏng chậm có thể hiển lộ theo những cách thức ít ngờ, như những gì mà câu

chuyện của người mẹ trẻ này kể.

Cả nhà đã có một lễ Giáng sinh tuyệt vời. Bỗng tôi thấy đứa con gái 3 tuổi của mình biến đâu

mất. Tôi đi tìm và phát hiện ra bé ở trong phòng tắm chính. Tôi hỏi con gái xem sao lại dùng

nhà tắm của chúng tôi chứ không phải phòng tắm riêng, nó đáp là con đang “tập làm em mèo

bé”. Tôi nhìn vào hộp cát, và, ôi trời, con bé đã ị vào hộp cát! Tôi không thốt nên lời…

Câu chuyện này hé lộ rất nhiều điều về cách trẻ em thu nhặt thông tin. Cô bé đã nắm lấy ý

tưởng chung về “chỗ để ị” và tạo ra một dự định, một kế hoạch cho hành vi của mình.

Lý do thứ hai khiến nội dung cực kỳ quan trọng, ấy là bởi những mong đợi và nhìn nhận của

chúng ta ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức thực tế của chúng ta. Đó là bởi thái độ tình nguyện

đầy hồ hởi của não bộ đối với việc gắn ý kiến chủ quan của mình trực tiếp vào những gì bạn

đang trải nghiệm – sau đó đánh lừa bạn vào chỗ nghĩ rằng thứ lai tạp này chính là hiện thực

trăm phần trăm. Có thể bạn sẽ phiền lòng khi biết điều này, nhưng cách nhận thức thực tiễn

của bạn không giống như một chiếc máy quay ghi lại thông tin đúng-từng-li-từng-tí vào ổ cứng

tế bào nào đó. Nhận thức thực tiễn của bạn giống như một đồng thuận giữa những gì các giác

quan truyền về não bộ và những gì não bộ nghĩ rằng “ngoài đó phải vậy”. Và những gì bạn kỳ

vọng hiện hữu ngoài kia trực tiếp gắn với những gì bạn cho phép truyền về não bộ, ngay từ ban

đầu.

Những trải nghiệm biến hình thành kỳ vọng, và đến phần mình, những kỳ vọng lại ảnh hưởng

lên hành vi của bạn. Nhà tâm lý học trường Yale John Bargh đã thực hiện một thí nghiệm minh

họa cho sự nhạy cảm phi thường này. Ông nói với một nhóm sinh viên khỏe mạnh rằng sẽ có

bài kiểm tra năng lực ngôn ngữ. Ông đưa ra danh sách các từ bị xáo trộn và yêu cầu họ sắp xếp

lại trật tự câu. Bạn cũng có thể thử.

XUỐNG/ NGỒI/ CÔ ĐƠN/ ÔNG GIÀ/ NHĂN NHÚM/ ĐAU ĐỚN/ GƯƠNG MẶT/ VỚI/ VẺ

Dễ chứ hả? Chắc rồi. “Ông già cô độc với gương mặt nhăn nhúm ngồi xuống, vẻ đau đớn” là một

gợi ý nhanh. Nhưng đây không phải bài kiểm tra ngôn ngữ. Hãy chú ý xem có bao nhiêu từ

trong đó có liên quan đến tuổi già. Bargh không mấy để tâm đến khả năng sáng tạo ngôn ngữ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.