NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 77

ngờ kiểu khen này vô cùng độc hại.

Ethan bé bỏng nhanh chóng bị tiêm nhiễm ý tưởng rằng bất cứ thành tích học hành nào không

đòi hỏi nỗ lực lại chính là thứ hình thành nên khả năng của cậu. Khi học đến cấp II, cậu đụng

ngay phải những môn học đòi hỏi phải nỗ lực. Cậu không thể vượt qua, và, lần đầu tiên trong

đời, cậu làm sai. Nhưng cậu không thể coi sai sót này là cơ hội để tiến bộ. Suy cho cùng, cậu

tưởng mình thông minh là bởi có khả năng nắm bắt mọi thứ nhanh chóng đến thần diệu. Và

nếu cậu không còn có thể nắm bắt mọi thứ thật nhanh nữa, thì điều đó ngụ ý gì? Rằng cậu

không còn thông minh nữa. Bởi cậu không hề biết điều gì tạo nên thành công cho mình, thì cậu

cũng chẳng biết phải làm gì khi thất bại. Bạn không cần phải húc vào tường quá nhiều lần mới

cảm thấy nản lòng thoái chí, và rồi u uất chán chường. Không khó tưởng tượng, Ethan ngừng

cố gắng. Điểm của cậu tuột dốc.

Điều gì xảy ra khi bạn nói: “Con thông minh quá!”

Các nghiên cứu chỉ ra rằng câu chuyện bất hạnh của Ethan chính là điển hình của những em bé

thường xuyên được tán thưởng vì một phẩm chất cố định nào đó. Nếu bạn khen ngợi con mình

theo kiểu này, thì theo thống kê, có ba khả năng có thể xảy ra:

Thứ nhất, con bạn sẽ bắt đầu coi sai lầm là thất bại. Vì bạn nói với con rằng thành công tùy

thuộc vào một năng lực bất biến nào đó mà bé không thể kiểm soát, bé sẽ bắt đầu coi thất bại

(ví như một điểm thấp) cũng là một thứ bất biến – và đến giờ, nó đã bị nhìn nhận như một sự

thiếu hụt năng lực. Với những trẻ em kiểu này, thành công được coi là năng lực thiên bẩm

nhiều hơn là sản phẩm có thể chi phối, sinh ra từ nỗ lực tự thân.

Điều thứ hai, có lẽ là cách đối phó của trẻ, con bạn càng lúc càng lo nghĩ tới việc “cố làm ra vẻ

thông minh” hơn là việc học được điều gì đó thực chất. (Mặc dù Ethan thông minh thực sự,

nhưng cậu lại phải bận tâm với chuyện tỏ ra thông minh trước những người có vai trò quan

trọng với cậu. Cậu không để ý nhiều đến việc học hành.)

Thứ ba, trẻ dễ lẩn tránh, không dám đối mặt mổ xẻ tìm ra những nguyên do thật sự dẫn đến

thất bại này, cũng như không tự nguyện bỏ công bỏ sức nỗ lực. Những trẻ kiểu này sẽ khó chấp

nhận lỗi lầm. Cứ buông xuôi cho thất bại thì dễ hơn nhiều.

Thay vào đó, hãy nói: “Con đã rất cố gắng.”

Vậy cha mẹ Ethan phải làm gì? Các nghiên cứu chỉ ra một giải pháp thật giản đơn. Thay vì tán

dương cậu thông minh, họ nên khen ngợi vì cậu đã chăm chỉ và cố gắng. Khi con đạt điểm cao

một bài kiểm tra, họ không nên nói: “Con thông minh quá. Bố mẹ rất tự hào vì con!” Mà nên

nói: “Bố mẹ tự hào vì con lắm. Chắc chắn là con đã học cực kỳ chăm chỉ.” Câu này lôi kéo nỗ lực

có thể điều khiển được hơn là năng lực bất biến. Nó được gọi là khen ngợi kiểu “tư duy phát

triển”.

Một nghiên cứu ròng rã suốt 30 năm đã chứng minh rằng trẻ em được nuôi dưỡng trong các

gia đình có tư duy phát triển đạt được thành tích học tập cao hơn các bạn đồng trang lứa theo

tư duy cố định. Khi trưởng thành, các em cũng sống tốt hơn. Điều đó không có gì đáng ngạc

nhiên. Trẻ có lối tư duy phát triển thường nhìn thất bại với thái độ “thoáng” hơn. Các em

không dằn vặt khổ sở về sai lầm của mình. Các em chỉ đơn thuần coi lỗi lầm như những vấn đề

cần giải quyết, rồi xắn tay vào giải quyết vấn đề. Dù trong thí nghiệm hay thực tế ở trường học,

các em đều tỏ ra kiên nhẫn hơn, dành nhiều thời gian hơn để xử lý những nhiệm vụ khó khăn

so với những em có lối tư duy cố định. Và thường thành công hơn. Tỉ lệ giải thành công những

đề toán hóc búa của những em được khen vì nỗ lực cao gấp đôi những em được khen vì trí óc

thông minh. Carol Dweck, một nhà nghiên cứu danh tiếng trong lĩnh vực này, đã kiểm nghiệm

điều này dựa trên phản hồi từ các sinh viên thực hiện bài kiểm tra của bà. Những bình luận

kiểu như “Em nên làm chậm lại và gắng tìm cách giải chỗ này” cũng rất thường gặp, hệt như

một câu hào hứng kiểu “Em thích thử thách.” Vì tin rằng sai lầm là do thiếu nỗ lực, chứ không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.