NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 76

chương trình Công cụ Trí não.

Những dữ liệu này tỏa ra một tia sáng có thể khiến những con mắt không quen nhìn phải nhức

nhối khó chịu. Chúng thách thức quan niệm truyền thống là học gạo sẽ đạt thành tích cao hơn.

Trong khi đó, nghiên cứu mới tuyên bố thẳng thừng rằng biết điều tiết cảm xúc, chế ngự những

cơn bốc đồng, có khả năng dự đoán chính xác hơn về hiệu quả nhận thức. Đó không khác gì

một quả bom ý tưởng. Nó đã ghi nhận mối liên quan chặt chẽ giữa năng lực học tập với quá

trình xử lý cảm xúc. Nói thế không có nghĩa là tôi ruồng rẫy lối học thuộc, bởi ghi nhớ dữ liệu

kỹ càng là một phần quan trọng trong việc học tập của con người. Nhưng rõ ràng, Vygotsky

đang tiến rất gần đến một điều gì đó.

Dù hai người này không sống cùng thời, nhưng tôi vẫn tưởng tượng Vygotsky ắt hẳn rất giống

Evelyn Elizabeth Ann Glennie . Cô là nghệ sĩ tiên phong nhạc cụ gõ và có lẽ là người toàn diện

nhất. Cô thích chơi đàn tưởng tượng, mặc dù bè bạn của cô không thiếu, cô chơi từ dàn nhạc

giao hưởng cho tới nhóm nhạc rock và cả nghệ sĩ biểu diễn Björk. Glennie học tại Học viện Âm

nhạc Hoàng gia London và giành giải Grammy năm 1989. Tài hoa và thành công với vai trò

một nhạc sĩ đến thế, nhưng tài năng âm nhạc lại chưa phải là điều đáng chú ý nhất ở cô.

Glennie khiếm thính. Để được chơi nhạc, nỗ lực cô bỏ ra là không thể tưởng tượng nổi. Sau khi

mất toàn bộ năng lực thính giác năm 12 tuổi, cô luôn áp tay mình vào các bức tường lớp học để

cảm nhận những rung động khi các giáo viên âm nhạc chơi đàn. Với khả năng xướng âm hoàn

hảo, cô có thể “dịch” ra bản nhạc từ những âm thanh thô ráp ấy, thậm chí cảm nhận âm nhạc

chảy rõ ràng trong cơ thể mình. Tài năng thiên phú của Glennie đã không bị bỏ phí chính bởi

quyết tâm không thể lay chuyển của cô, quyết tâm có thể thấy được qua câu trả lời một kí giả

khiếm nhã chỉ xoáy sâu vào sự thiếu hụt thính giác của cô. “Nếu bạn muốn hiểu rõ về khiếm

thính,” cô độp lại: “bạn nên phỏng vấn một nhà thính học thì hơn. Chuyên môn của tôi là âm

nhạc.”

Chúng ta đều biết một tài năng xuất chúng như vậy phải bắt nguồn từ nỗ lực cao độ, chứ không

nhất thiết từ IQ cao chót vót. Như tất cả những bậc cha mẹ từng trải đều hiểu rõ, trí thông

minh bẩm sinh của một đứa trẻ không đảm bảo chắc chắn cho nó được học ở trường Harvard,

thậm chí còn không thể đảm bảo cho trẻ một điểm tốt trong bài kiểm tra toán. Mặc dù cũng là

một yếu tố tiên báo đáng tin cậy cho thành tích cao trong học tập, IQ vẫn có một mối quan hệ

thất thường với điểm trung bình của mỗi học sinh, và thậm chí còn chẳng tạo lợi thế nào trong

những trò đòi hòi trí tuệ khác (như cờ vua chẳng hạn.)

Yếu tố phân biệt kết quả cao với kết quả thấp không phải là yếu tố siêu phàm gì. Theo những

phát hiện mới nhất, đó hóa ra là một nhân tố khá buồn tẻ – những thứ có thể kiểm soát được.

Khi tất cả những yếu tố khác là như nhau, thì sự khác biệt nằm ở nỗ lực – thứ nỗ lực trí não

theo phong cách truyền thống. Rèn luyện chủ động. Nhìn từ khía cạnh tâm lý học, nỗ lực là thái

độ toàn tâm toàn ý tập trung vào một mục tiêu và theo đuổi đến cùng mục tiêu đó. Nỗ lực còn

đòi hỏi khả năng kiềm chế và không sớm thỏa mãn về bản thân. Nghe lại có vẻ như là chức

năng điều hành, có gia giảm thêm một số nguyên liệu độc đáo khác.

Làm thế nào bạn giúp con mình nỗ lực được như vậy? Thật đáng ngạc nhiên, chỉ nhờ cách bạn

khen ngợi con trẻ mà thôi. Cách bạn khen con sẽ quyết định cách con bạn nhận thức về thành

công. Đây chính là điểm mà các bậc cha mẹ hay mắc sai lầm – một điều thường gây ra viễn

cảnh đáng buồn: một đứa trẻ thông minh chán ghét học hành. Giống trường hợp của Ethan,

cậu con trai sáng dạ của một giảng viên uyên thâm ở Seattle.

Cha mẹ Ethan không ngớt tán tụng chuyện cậu bé thông tuệ tới nhường nào. “Con là thiên tài!

Con có thể làm bất cứ thứ gì Ethan ạ. Bố mẹ rất tự hào về con,” họ nói thế bất cứ lần nào cậu bé

vượt qua một bài kiểm tra toán, bài kiểm tra đánh vần hay bài kiểm tra môn nào đó. Với những

chủ đích hoàn toàn tốt đẹp, họ luôn luôn gắn thành tích của Ethan với năng lực của cậu. Các

nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là “bị cuốn vào lối tư duy cố định”. Các bậc cha mẹ đâu có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.