NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 87

BÉ HẠNH PHÚC: HẠT GIỐNG

Quy luật trí não

Bé sinh ra với khí chất riêng biệt

Cảm xúc chỉ đơn giản là những tờ giấy nhắn

Sự thấu cảm mang đến bạn bè tốt

BÉ HẠNH PHÚC: HẠT GIỐNG

Bạn chỉ đặt một món đồ chơi mới vào cũi cho bé, thế mà cô nàng bé bỏng phản ứng cứ như thể

bạn vừa tước mất món đồ yêu thích của mình. Đôi mắt bé nhìn bạn chằm chằm, mặt bắt đầu

méo xệch, rõ ràng cơn căng thẳng vốn trực chờ sẵn trong bé đã được dịp bùng lên dữ dội. Cô

nàng lăn ra khóc ngằn ngặt, đập chân đành đạch như thể bị ức hiếp ghê gớm lắm. Nhưng không

phải tại bạn. Sinh linh bé bỏng này phản ứng như thế bất cứ khi nào có một trải nghiệm mới

xuất hiện trước em: một giọng nói không quen, một thứ mùi xa lạ, một tiếng động ồn ào. Cô

nàng nhạy cảm vô cùng, và sẽ lăn ra ăn vạ bất cứ khi nào cái sự “bình thường” của nó bị gián

đoạn.

Một cô bé với mái tóc nâu dài, chừng 15 tuổi, đang được hỏi về trường học và các hoạt động

ngoại khóa. Ngay từ lúc em bắt đầu trả lời, bạn đã thấy có điều gì đó không ổn. Em có vẻ mặt sợ

hãi giống hệt như đứa bé nọ! Em cựa quậy không ngừng! Em đu đưa đầu gối, xoắn tóc và

nghịch tai. Câu trả lời của em ngắc ngứ, giật cục. Em nói rằng em không có nhiều hoạt động

ngoài lớp học, mặc dù em có chơi violin và viết lách chút đỉnh. Khi chuyên viên nghiên cứu hỏi

xem em lo lắng điều gì, em ngập ngừng đôi chút và rồi trút ra cả nỗi lòng. Cố kìm nước mắt, em

kể: “Cháu thấy khó chịu lắm, nhất là khi người khác quanh cháu luôn biết phải làm gì. Còn cháu

cứ phải luôn luôn nghĩ “Mình có được làm cái này không? Mình có được làm cái kia không?

Mình có đang cản trở ai không?” Cô gái ngưng lại, rồi khóc: “Lớn lên cháu biết làm sao đây?

Cháu có làm được cái gì ra hồn không?” Qua cơn xúc động, cô bé lại trở về phòng thủ. “Cháu

không thể thôi nghĩ về chuyện đó,” cô bé ủ rũ kết lại. Không sai, cô gái chính là em bé thuở nào,

chỉ là 15 năm sau.

Và rõ ràng em là một đứa bé không hạnh phúc.

Các nhà nghiên cứu đặt cho em biệt danh Em bé 19, và em rất nổi tiếng trong giới tâm lý học

phát triển. Thông qua các nghiên cứu thực hiện với Em bé 19 và các đối tượng khác, nhà tâm lý

học Jerome Kagan đã khám phá ra rất nhiều điều mà chúng ta giờ đây biết được về khí chất và

vai trò quan trọng của nó trong việc quyết định một em bé cuối cùng sẽ được hạnh phúc ra

sao.

Chương này sẽ xoay quanh chủ đề vì sao một số trẻ, như Em bé 19 lại bất hạnh đến thế, còn

những em khác thì không. (Quả thực, phần lớn trẻ đều ngược lại hoàn toàn. Em bé 19 được đặt

biệt danh này là vì các bé từ 1 đến 18 trong công trình của Kagan đều vui nhộn, thoải mái.)

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nền tảng sinh học của những em bé hạnh phúc, khả năng bạn phải

“gánh” một em bé âu lo, hay hạnh phúc có phải yếu tố di truyền hay không, và cả bí mật để

sống hạnh phúc nữa. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ nói về việc làm thế nào tạo ra môi

trường có lợi cho hạnh phúc của con mình.

THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

Các bậc cha mẹ thường nói rằng mong muốn lớn nhất của họ là con cái được hạnh phúc. Nhưng

thế nào là hạnh phúc, thì không phải ai cũng chung ý kiến. Một số bậc phụ huynh nhìn nhận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.