NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 89

cảnh, một số người có cả tương lai xán lạn ở phía trước (trong đó bao gồm cả Ben Bradlee,

Tổng biên tập lâu năm của tờ Washington Post và cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy). Cuộc

sống của những đối tượng này được trải ra như một cái giá để hàng, trong suốt nhiều năm

ròng, nhờ vậy các nhóm chuyên gia, bao gồm các nhà tâm lý học, nhân chủng học, nhân viên xã

hội, kể cả các nhà triết học, có thể theo dõi tất cả mọi động thái xảy đến với họ. Và đó chính là

những gì họ đã làm trên thực tế.

Quán triệt tinh thần thấu đáo, toàn diện ngay từ đầu, các đối tượng tham gia nghiên cứu được

kiểm tra y tế sát sao định kỳ năm năm một lần, và đến trực tiếp kiểm tra tâm lý cứ 15 năm một

lần, hằng năm đều đặn gửi bản hỏi-đáp, ròng rã như thế suốt ba phần tư thế kỷ. Mặc dù chắc

chắn việc giám sát không thể đồng nhất trước sau như một trong từng ấy thập niên, nhưng với

lực lượng thực hiện có thể gọi là một nhóm-nối-tiếp-nhau, Nghiên Cứu Grant có lẽ là công

trình nghiên cứu toàn diện nhất có thể thực hiện được trong lĩnh vực này.

Và họ đã đưa ra kết luận gì sau từng đấy năm trời? Rốt cuộc, cái gì tạo thành một cuộc sống

hạnh phúc? Luôn luôn khiến con người hạnh phúc? Tôi sẽ mượn lời Vaillant, trong một cuộc

phỏng vấn với Atlantic để trả lời câu hỏi này:

“Điều duy nhất đóng vai trò căn cốt trong cuộc đời chính là mối quan hệ của bạn với những

người khác.”

Sau gần 75 năm trời, phát hiện chắc chắn duy nhất lại là một thông điệp mà người ta có thể

thấy trong bộ phim Cuộc sống tươi đẹp . Những mối giao hảo bằng hữu tốt đẹp, những nhịp

cầu bộn bề kết nối bạn bè và gia đình, lại chính là những điều tiên báo hạnh phúc của một con

người khi phải bôn ba giữa dòng đời. Những mối giao hảo lại là yếu tố tiên báo chính xác hơn

bất cứ tham số đơn lẻ nào. Đến thời điểm một người bước vào độ tuổi trung niên, thì các mối

giao hảo là yếu tố tiên báo duy nhất còn trụ vững. Dẫn theo lời Jonathan Haidt, một nhà nghiên

cứu chuyên sâu về mối liên hệ giữa hòa nhập xã hội với hạnh phúc, thì: “Con người, xét ở khía

cạnh nào đó, giống hệt loài ong. Chúng ta tiến hóa dần đến chỗ sinh sống trong những nhóm

cộng đồng gắn kết mãnh liệt, và xoay xỏa không tốt cho lắm khi bị thả khỏi tổ của mình.”

Các mối quan hệ càng bền chặt bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Một đồng nghiệp của Vaillant

đã chỉ ra rằng con người ta không thể nào chen chân nổi vào nhóm 10% con người hạnh phúc,

trừ phi họ có một mối quan hệ lãng mạn kiểu gì đấy. Hôn nhân là một nhân tố quan trọng.

Chừng 40% những người trưởng thành đã kết hôn tự miêu tả bản thân là “cực kỳ hạnh phúc”,

trong khi chỉ 23% những người chưa kết hôn dám khẳng định như vậy.

Thêm nhiều nghiên cứu khác kể từ đó đã xác nhận và mở rộng phạm vi của những khám phá

đơn giản ban đầu này. Bên cạnh những mối quan hệ viên mãn, những kiểu hành vi khác giúp

tiên đoán mức độ hạnh phúc bao gồm:

• Thường có hành động vị tha.

• Đưa ra danh sách những điều khiến bạn cảm thấy biết ơn, những danh sách này sản sinh cảm

xúc hạnh phúc trong ngắn hạn

• Bồi dưỡng một “thái độ hàm ơn” nói chung, giúp sản sinh cảm xúc hạnh phúc trong dài hạn

• Chia sẻ những trải nghiệm mới lạ với một người yêu thương

• Có “phản xạ tha thứ” thường trực khi những người thân yêu coi nhẹ bạn

Nếu những điều ấy nghe có vẻ “hai năm rõ mười” – những nghi vấn rất thường xuyên trên

những cuốn tạp chí kiểu tự-lực – thì điều sau đây có thể lại là một bất ngờ: Tiền không hề tạo

ra ngoại lệ. Những người làm ra hơn 5 triệu USD mỗi năm không hạnh phúc hơn nhiều so với

những người chỉ kiếm được 100 nghìn USD mỗi năm. Đây là phát hiện của Chuyên san Nghiên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.