NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 91

hơn – và tỉ lệ ly hôn cũng thấp hơn – so với những người tâm trạng thất thường, bốc đồng nông

nổi, thô tục bất nhã, ích kỷ vị thân, khô khan cứng nhắc và thù sâu oán nặng. Chỉ cần bản danh

sách này hơi lệch về phía tiêu cực thôi đã đủ ảnh hưởng ghê gớm đến sức khỏe tinh thần của

một con người, đặt anh ta trước nguy cơ lớn không chỉ là thưa thớt bạn bè, mà còn bị chứng rối

loạn, trầm uất. Nghiên cứu của Harvard cũng chỉ ra điều tương tự, những người nặng nợ về

mặt tình cảm nằm trong số những cá nhân bất hạnh nhất thế giới.

Tâm trạng thất thường, thô tục bất nhã và bốc đồng, nông nổi nghe cực kỳ giống với hiện

tượng “rối loạn chức năng điều hành” và đó chính là một phần vấn đề. Nhưng còn hơn cả rối

loạn chức năng điều hành, những con người này không hề biết điều tiết cảm xúc. Để khám phá

xem điều đó có nghĩa gì, trước hết chúng ta phải trả lời một câu hỏi cơ bản:

Cảm xúc, suy cho cùng, là cái gì

Bạn có thể đặt đoạn này vào tệp dữ liệu “Hãy làm như tôi nói, đừng làm như tôi làm”:

Tối qua, thằng con tôi dám ném cái núm vú giả đi. Tôi mệt đứt hơi và chán ngán tột cùng, bèn

hét lên: “Không được ném đồ!” Và rồi tôi ném trả vào nó.

Có lẽ cậu con trai không muốn đi ngủ và để tỏ ý chống đối, nó ném cái núm vú đi. Bà mẹ đã nói

cho ta biết là cô mệt và chán lắm rồi; bạn thậm chí có thể bổ sung cả “giận dữ” vào đây luôn.

Rất nhiều thứ cảm xúc hiển hiện chỉ trong vòng ba câu ngắn ngủi này. Vậy chính xác là hai mẹ

con đang trải nghiệm điều gì? Có lẽ bạn sẽ kinh ngạc trước câu trả lời của tôi. Rằng các nhà

khoa học cũng chẳng biết nó là thế nào.

Xoay quanh câu hỏi “chính xác thì cảm xúc là gì” có rất nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu.

Một phần là bởi các cảm xúc không được tách biệt rõ rệt hẳn trong não bộ.

Chúng ta hay tách bạch hai thái cực, một là tư duy cứng nhắc có tổ chức, ví như giải đề đại số,

hai là cảm xúc ướt át, vô tổ chức, ví như trải nghiệm sự chán chường hay niềm hạnh phúc. Tuy

thế, khi bạn nhìn vào các biểu đồ mắc nối tạo nên não bộ, thì không có ranh giới dù chỉ mơ hồ

nào ở đó hết. Đúng là có những khu vực não bộ chuyên sản sinh và xử lý các cảm xúc, và cũng

có những khu vực não bộ phụ trách sản sinh và xử lý các nhận thức mang tính phân tích, thế

nhưng chúng lại xoắn vặn vào nhau chặt chẽ. Những tập hợp tế bào thần kinh mạnh mẽ, phức

tạp được mắc thành hệ thống, phóng những tín hiệu điện vào nhau theo những hình mẫu hợp

nhất cao độ và cực kỳ khăng khít. Bạn chẳng thể biết đâu là cảm xúc và đâu là phân tích.

Để phục vụ cho mục đích của chúng ta, thì lối tiếp cận hay hơn cả là tạm tảng lờ chuyện “cảm

xúc là gì”, mà thay vào đó, hãy tập trung tìm hiểu “cảm xúc đóng vai trò gì”. Nắm bắt được điều

này sẽ giúp chúng ta xây dựng được những chiến lược nhằm điều tiết cảm xúc – một trong hai

nhân tố quyết định việc duy trì những mối kết giao hữu hảo.

Cảm xúc dán nhãn thế giới giống như cách

Cảnh sát người máy dán nhãn những kẻ xấu

Một trong những bộ phim khoa học viễn tưởng yêu thích của tôi – Cảnh sát người máy

(Robocop), sản xuất năm 1987, có một định nghĩa tuyệt vời về cảm xúc. Bối cảnh của bộ phim

này là thời tương lai, trong thành phố Detroit tràn ngập tội ác và rất cần đến một người hùng.

Người hùng ấy chính là Robocop, một con người “lai máy móc” được hình thành từ thân thể

của một sĩ quan cảnh sát đã qua đời. Robocop được thả vào thế giới ngầm của bọn tội phạm

của thành phố đó, và anh bắt tay vào dẹp sạch đám hung đồ. Điều hay ho là, Robocop có thể

thấy rõ những kẻ xấu xa trong khi vẫn giảm thiểu những thiệt hại liên quan tới bất cứ ai khác.

Trong một cảnh phim, anh ta “quét” một khu vực chen chúc lẫn lộn cả những tên tội phạm lẫn

dân thường vô tội. Bạn có thể nhìn thấy anh ta đang dùng các tín hiệu số hóa để dán nhãn riêng

những kẻ xấu, tiện về sau xử lý, và để yên cho những người khác. Anh chỉ trừ khử những kẻ thủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.