NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 90

cứu Hạnh phúc. Tiền mang lại hạnh phúc chỉ trong trường hợp nó nhấc con người ra khỏi cảnh

cùng quẫn, lên đến mức thu nhập năm con số. Khi mức thu nhập vượt quá 50 nghìn USD mỗi

năm, sự giàu có và mức hạnh phúc bắt đầu “đường ai nấy đi”. Phát hiện này gợi ra một điều gì

đó rất thực tế và thật nhẹ lòng: Rằng, hãy giúp con cái bạn chọn một nghề nghiệp nào đó có thể

kiếm được ít nhất mức thu nhập năm con số. Chúng không nhất thiết phải trở thành triệu phú

mới cảm thấy sửng sốt thán phục trước cuộc sống mà bạn đã trang bị cho chúng. Sau khi

những nhu cầu cơ bản đã được thỏa mãn, con bạn chỉ cần thật nhiều bạn bè cùng họ hàng thân

thiết.

Và đôi khi, là cả anh em, như câu chuyện dưới đây đã kiểm chứng.

JOSH là anh con đấy!

Một buổi sáng nọ ở Seattle, hai cậu con trai của tôi, Josh 5 tuổi và Noah 3 tuổi đang chạy trên

sân chơi. Chúng nô đùa vui vẻ trên xích đu, lăn lộn giữa bãi cỏ và hò hét với mấy thằng bé khác

như một lũ sư tử con vậy. Bỗng nhiên, Noah bị mấy đứa bạn 4 tuổi cậy khỏe đè nghiến xuống

đất. Josh phóng đến ứng cứu cho cậu em nhanh như một mũi tên vậy. Nhảy ra giữa cậu em và

thằng bé bắt nạt, nắm tay giơ lên, Joshua gầm ghè qua hàm răng nghiến chặt: “Thằng nào dám

động đến em tao!” Nhóm trẻ con kia sững sờ và nhanh chóng giải tán.

Noah không chỉ thấy nhẹ nhõm cả người mà còn cực kỳ hưng phấn. Nó ôm lấy ông anh và chạy

xung quanh. Nó hét lên chói cả tai: “JOSH là anh con đấy!” Việc nghĩa đã xong, Joshua quay trở

lại với chiếc xích đu của mình, cười ngoác đến tận mang tai. Ấy là vở biểu diễn đầy ấn tượng,

đã được cô trông trẻ – người chứng kiến tận mắt – nhiệt tình cổ vũ từ đầu đến cuối.

Điều căn cốt của câu chuyện này chính là sự hiện diện của hạnh phúc – được sản sinh chính từ

một mối quan hệ gần gũi, khăng khít. Noah thì choáng ngợp thực sự; còn Josh thì hài lòng rõ

ràng. Sự ganh đua giữa anh em ruột thịt vẫn luôn tồn tại, và kiểu hành động vị tha như vậy

không phải hành vi lũ trẻ thường xuyên thực hiện. Nhưng trong khoảnh khắc nhất định, những

đứa trẻ này lại thích nghi rất tốt và rất hạnh phúc.

KẾT TÌNH BẰNG HỮU NHƯ THẾ NÀO

Những khám phá về tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa-người-với-người – trong tất cả

những mối liên quan lộn xộn quanh mình – đã đơn giản hóa nhiều câu hỏi của chúng ta về việc

làm thế nào để nuôi dạy một đứa con hạnh phúc. Hãy dạy con cái mình hòa nhập xã hội hiệu

quả – như kết tình bằng hữu ra sao, giữ gìn bạn tốt như thế nào – nếu muốn con mình hạnh

phúc.

Đúng như bạn nghi ngại, có rất nhiều nguyên liệu nhào nặn nên một đứa trẻ hòa hợp tốt, có

quan hệ xã hội tốt, quá nhiều đến nỗi khó có thể đổ hết vào chiếc bát hành vi. Tôi chỉ chọn ra

hai nguyên liệu có được sự hậu thuẫn vững chắc nhất về mặt khoa học thần kinh, cũng là hai

trong số các yếu tố có khả năng tiên báo chính xác nhất năng lực xã hội của trẻ:

• Khả năng điều tiết cảm xúc

• Người quen cũ – sự thấu cảm

Chúng ta sẽ bắt đầu với nguyên liệu đầu tiên.

KHẢ NĂNG ĐIỀU TIẾT CẢM XÚC: THẬT TỐT ĐẸP

Ròng rã nhiều thập niên, tiêu tốn hàng triệu đô la, các nhà khoa học đã cho ra một phát kiến

gây chấn động: Chúng ta có xu hướng duy trì những mối quan hệ dài lâu, sâu sắc với những

người tốt đẹp. Hóa ra, mẹ lúc nào cũng đúng. Những con người chu đáo, tốt bụng, nhạy cảm,

hướng ngoại, hay giúp đỡ và biết khoan dung có được những mối giao hảo lâu dài và sâu sắc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.