NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 85

lý học phát triển David Elkind, giáo sư danh dự chuyên về sự phát triển trẻ em tại Đại học

Tufts, đã chia các kiểu cha mẹ quá ham mê thành tích vào các nhóm khác nhau. Bốn nhóm

trong đó là:

• Cha mẹ “hoàn hảo”. Những bậc cha mẹ này là những người đã công thành danh toại, muốn

con cái cũng ăn to làm lớn như mình.

• Cha mẹ ham bằng cấp. Chính là những nhân vật “dạy con trong lồng kính” kinh điển, những

bậc cha mẹ này cũng dính dáng tới nhóm “hoàn hảo” ở trên, nhưng họ tin rằng việc học hành

chính quy càng bắt đầu sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

• Cha mẹ hướng ngoại. Mong muốn trang bị cho con cái mình các kỹ năng sinh tồn về thể chất

vì thế giới ngoài kia là một chốn đầy rẫy hiểm nguy, những bậc cha mẹ này thường làm trong

khối quân đội hay thi hành luật.

• Cha mẹ thần đồng. Thành đạt về tài chính và hoài nghi sâu sắc về hệ thống giáo dục, những

bậc cha mẹ này muốn bảo vệ con cái mình khỏi những tác động tiêu cực nảy sinh từ chuyện

học hành trường lớp.

Có một điểm chung giữa các bậc mẹ cha cực đoan này: họ chạy theo thành tích, ép con cái

mình học hành bằng mọi giá, thậm chí đánh đổi cả hạnh phúc của chúng. Có thể lấy bài học của

Hàn Quốc để gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh. Ở quốc gia này, cha mẹ gây áp lực nặng nề lên con

cái, ép chúng phải đạt thành tích cao trong các bài kiểm tra. Không ngạc nhiên, tự tử chính là

nguyên nhân tử vong hàng đầu ở lứa tuổi 15-19, chỉ sau tai nạn giao thông.

TÁC HẠI CỦA KIỂU DẠY DỖ CỰC ĐOAN

Tôi biết những bậc cha mẹ kiểu này xuất phát từ đâu. Trong một thế giới cạnh tranh gay gắt

mà người chiến thắng phải là người thông minh nhất, dễ hiểu là tại sao các bậc cha mẹ yêu

kính lại bận tâm về trí thông minh của con cái mình đến thế. Tuy thế, điều cha mẹ không biết

chính là, áp lực học hành thái quá lại thường phản hiệu quả. Thực tế, lối dạy dỗ cực đoan lại

làm tổn hại đến sự phát triển trí óc của con bạn ở những giai đoạn này.

Trẻ luôn phản ứng cực mạnh trước những kỳ vọng của mẹ cha, chúng khao khát làm đẹp lòng

và đáp ứng mong mỏi của cha mẹ khi còn nhỏ; rồi khao khát cự tuyệt và nổi loạn lúc lớn hơn.

Nếu như trẻ nhỏ cảm nhận được rằng bố mẹ muốn chúng thực hiện một kỳ công trí não nào đó

trong khi đầu óc của chúng chưa thật sẵn sàng, chúng sẽ bị dồn vào thế bí, không biết xoay xở

ra sao. Chính tình cảnh này ép buộc trí não của trẻ quay trở lại với các chiến lược tư duy “ở cấp

thấp hơn”, tạo nên thói quen đối phó rất khó loại bỏ sau này.

Tôi đã chứng kiến hiện tượng này diễn ra trong một buổi họp vào tối nọ. Một vị phụ huynh đầy

tự hào tuyên bố với tôi rằng đứa con 2 tuổi của anh ta đã biết làm cả phép nhân. Anh ta bảo cậu

chàng bé nhỏ biểu diễn bằng cách đọc thuộc bảng cửu chương. Nhưng chỉ bằng vài câu dò hỏi ý

nhị, mọi chuyện hoàn toàn sáng tỏ, cậu bé chẳng hiểu tí nào về phép nhân mà chỉ đơn thuần

đọc vẹt một vài con số đã được ghi nhớ mà thôi. Những kỹ năng tư duy thấp hơn đã được đem

ra thay thế cho những thiết bị xử lý cấp độ cao hơn. Elkind đã gọi những kiểu thể hiện này một

cách đầy miệt thị, là “tiểu xảo”, ông tin rằng không nên để bất cứ em nhỏ nào trở thành nạn

nhân của nó. Tôi hoàn toàn đồng ý.

Trẻ em chính là những nhà thám hiểm bẩm sinh. Nhưng nếu các bậc cha mẹ chỉ đưa ra những

kỳ vọng giáo dục cứng nhắc, hứng thú của trẻ sẽ bị biến đổi thành kiểu thỏa hiệp không hợp lý.

Trẻ sẽ không còn đặt ra những câu hỏi đầy uy lực như: “Mình có tò mò về cái này không nhỉ?”

mà bắt đầu hỏi “Cái gì sẽ khiến người lớn hài lòng?” Hành vi khám phá không được tưởng

thưởng, nên nó sẽ nhanh chóng bị loại bỏ. Hãy nhớ rằng, não bộ là một cơ quan phục vụ sinh

tồn, và với một đứa trẻ, không có gì quan trọng hơn “sự an toàn” (trong trường hợp này, là sự

tán thành) mà các bậc cha mẹ đem lại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.