NHỮNG QUY TẮC ĐỂ TRẺ THÔNG MINH VÀ HẠNH PHÚC - Trang 96

trách mà tay tôi đau đến thế.

Những tế bào thần kinh được gọi tên là “phản chiếu” này rải rác khắp não bộ như những tiểu

hành tinh tế bào tí hon. Chúng ta tuyển mộ chúng, phối hợp hành động với các hệ thống trí nhớ

và những khu vực xử lý cảm xúc, khi chúng ta đối mặt với trải nghiệm của người khác. Các nhà

nghiên cứu cho rằng, những tế bào thần kinh với các đặc tính giống hệt gương soi này xuất

hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Trong trường hợp của tôi, thì tôi đang trải nghiệm những tế

bào thần kinh phản chiếu song hành thiết thân nhất với cảm giác đau đớn ở các chi. Vào thời

điểm ấy, tôi cũng kích hoạt các tế bào thần kinh vận động, điều khiển nỗi khao khát của cánh

tay tôi – được thoát ra khỏi một tình huống gây đau đớn.

Có vẻ như rất nhiều loài động vật có vú cũng có các tế bào thần kinh phản chiếu. Mà thực ra,

chính nhờ quan sát bầy khỉ nhặt nho khô mà các nhà nghiên cứu người Ý đã lần đầu tiên phát

hiện ra các tế bào thần kinh phản chiếu. Họ để ý thấy rằng có những khu vực não bộ nhất định

được kích hoạt, không chỉ những khi khỉ nhặt nho khô, mà cả khi chúng đơn thuần chứng kiến

những con khác nhặt nho khô. Bộ não của động vật “soi lại” các hành vi. Ở con người, những

khu vực thần kinh tương tự cũng được kích hoạt, không chỉ vào lúc bạn xé một tờ giấy, lúc bạn

nhìn thấy dì Martha xé một tờ giấy – mà cả lúc bạn nghe thấy cụm từ “dì Martha đang xé một

tờ giấy.”

Nó cũng giống như có một mối liên hệ nội quan trực tiếp với trải nghiệm tâm lý của một người

khác. Các tế bào thần kinh phản chiếu cho phép bạn hiểu được một hành động đang quan sát

nhờ trải nghiệm nó một cách trực tiếp – mặc dù bạn không hề trải nghiệm nó một cách trực

tiếp. Nghe có vẻ rất giống với sự thấu cảm. Các tế bào thần kinh phản chiếu cũng can dự sâu

sắc vào cả khả năng giải mã các tín hiệu phi ngôn từ (nhất là biểu hiện trên gương mặt) và cả

khả năng hiểu được mục đích của ai đó. Khả năng thứ hai rơi xuống dưới tán của chiếc ô kỹ

năng được gọi là Học thuyết Trí não mà chúng ta sẽ miêu tả chi tiết trong chương Đạo đức.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng các kỹ năng thuộc Học thuyết Trí não chính là hệ thống động

cơ phía sau sự thấu cảm.

Một năng lực không được ban phát bình đẳng

Loại hoạt động thần kinh này có thể dễ dàng đo được, nên hoàn toàn có thể đặt câu hỏi, rằng

phải chăng mọi đứa trẻ đều có khả năng thấu cảm như nhau. Câu trả lời chẳng mấy bất ngờ, là

KHÔNG. Lấy thí dụ, những trẻ mắc chứng tự kỷ không hề có khả năng phát hiện ra những biến

đổi trong trạng thái cảm xúc ở người khác. Đơn giản là trẻ không thể nhìn mặt mà giải mã các

kết cấu tâm lý bên trong của người khác. Trẻ cũng không thể phát hiện ra động cơ của người

khác hay đoán mục đích của họ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng trẻ tự kỷ thiếu hụt hoạt động

của tế bào thần kinh phản chiếu. Mà cho dù không kể trường hợp cực đoan này, thì thấu cảm

cũng mỗi người mỗi khác. Chắc hẳn chính bản thân bạn cũng có quen biết những người bẩm

sinh đã có sự thấu cảm sâu sắc, và một số người thì khả năng thấu hiểu tình cảm lại dở tệ. Liệu

có phải họ sinh ra đã như vậy? Câu trả lời là: CÓ LẼ VẬY.

Chính sự mắc nối sẵn có trong cấu trúc thần kinh này cho thấy có những khía cạnh của bộ kỹ

năng xã hội ở trẻ mà cha mẹ không thể can thiệp được. Thế có nghĩa là, các yếu tố di truyền

cũng góp phần quyết định mức độ hạnh phúc của con cái bạn. Ý tưởng có phần đáng sợ này cần

được giải thích cặn kẽ hơn.

LIỆU HẠNH PHÚC HAY BUỒN ĐAU CÓ PHẢI DO DI TRUYỀN?

Mẹ kể rằng tôi vừa sinh ra đã mỉm cười. Mặc dầu tôi đến với thế giới này trước khi người ta

sáng chế ra máy quay – và không có bố ở bên – trong phòng sinh, nhưng tôi vẫn có cách để xác

minh thông tin ấy. Vị bác sĩ nhi khoa giám sát ca sinh của tôi đã để lại một tờ ghi nhớ, mẹ giữ

từ bấy giờ và đến nay tôi vẫn còn giữ được. Tờ giấy ấy ghi rằng: “Em bé chào đời với một nụ

cười.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.