Bạn hiểu ý tôi phải không? Tình yêu đó thật mãnh liệt và bản năng –
đó là điều tất cả các bậc làm cha làm mẹ đều cảm thấy, tất nhiên –
nhưng trong những người mẹ giống như mẹ tôi, và tôi, tình yêu đó được
dốc hết vào một nhu cầu cũng mãnh liệt và bản năng như thế, đó là
được thấy con cái đứng lên trên đôi chân mạnh mẽ và tiến về phía trước.
Lớn lên – trở thành người tốt.
Mẹ tôi – hay cách dạy dỗ, thời đại, tính cách, lý tưởng của bà – đã
góp phần củng cố cho lý do tôi trở thành một Bà mẹ nghiêm khắc.
Nhưng đừng quên quãng thời gian tôi đến tuổi trưởng thành, hình như
hai mấy tuổi, khi vừa trở thành người lớn nhưng chưa làm mẹ, quãng
thời gian dành để quan sát, lắng nghe và học hỏi. Và thậm chí thời điểm
ấ
y dành để đương đầu với xu hướng dạy dỗ con cái đang thịnh hành.
Khi tôi chuẩn bị có đứa con đầu lòng, tôi dành rất nhiều thời gian để
quan sát các cha mẹ khác, cả người quen lẫn người lạ. Tôi nhận ra có
một vài điều không thể thay đổi được. Ví dụ, tôi phải quay lại với công
việc, vì vậy tôi phải nhanh chóng tự trấn an mình rằng phải tin tưởng
người khác chăm sóc con tôi. Tôi nhận ra rằng đứa trẻ sơ sinh sẽ lấy đi
rất nhiều năng lượng và xóa sạch các cơ hội tận hưởng những điều vốn
hiển nhiên có trong cuộc sống của tôi như: ngủ, đọc sách, làm tình và
uống cocktail (còn chưa kể đến những bữa ăn nhẹ và ăn khuya), nhưng
tôi không thể, và sẽ không từ bỏ hoàn toàn những điều này.
Nói tóm lại, tôi biết tôi cần phải là chính mình. Tên tôi sẽ không biến
thành Mẹ, ít nhất là cho đến khi con trai tôi bắt đầu bập bẹ biết nói. (Đó
là lý do tại sao khi tôi nhớ một cô y tá khoa sản liên tục gọi tôi là “mẹ
của bé”, tôi vẫn nghiến răng không đáp, và đó mới là thứ đọng lại trong
trí nhớ của tôi chứ không phải là cơn đau hay sự thật là cô ta sẽ không
cho tôi được nhấp một ngụm nước cam chồng tôi đưa. Ý tôi là, thôi nào,
liệu tôi có cần phải từ bỏ tất cả để đổi lấy một đứa bé con đỏ hỏn nặng
hơn 3,5 kg, và thậm chí chẳng biết tới phép lịch sự tối thiểu là nên nhẹ
nhàng ra đời?)
Tôi nhanh chóng nhìn ra vấn đề chính là sự ngoan cố trong tôi – với
một nghề nghiệp mà trí não luôn khao khát những cuộc nói chuyện và
những kiến thức thú vị, và một phòng khách được trang trí toàn sắc
màu phá cách – đơn giản không phải thứ được người đời ủng hộ vào
thời điểm tôi sinh con. Tôi biết, như người ta vẫn ra rả, việc có con sẽ
thay đổi mọi thứ. Nhưng tôi không tin rằng mình phải thay đổi phần
thiết yếu đó trong con người tôi.
Hệ tư tưởng dạy dỗ con cái thịnh hành, đã gửi cho tôi thông điệp
rằng tôi có bổn phận phải vui vẻ chấp nhận bỏ đi chiếc bàn cà phê của
mình (quá tệ), và thay vào đó là bộ bàn bếp đồ chơi; rằng tôi có bổn
9