Phương pháp Nghiêm khắc ngay từ đầu: Mọi thói quen xấu
mà bạn muốn giúp con mình từ bỏ, hoặc tương tự thế, mọi thói quen tốt
bạn muốn củng cố cho con đều cần đắn đo suy nghĩ trước sau. Giải
quyết thói quen ngậm ti giả của con không hề khó, nếu đó là điều bạn
muốn làm. Bạn chỉ phải quyết định rằng đó là điều bạn sẽ làm, và không
phải sợ bất cứ sự phản đối nào (đây là điều bạn có thể gặp, nhưng có khả
năng bạn sẽ bị ngạc nhiên vì bạn không gặp chúng), thái độ phản kháng
này sẽ tiếp diễn cực kỳ lâu và phiền đến nỗi bạn sẽ buộc phải đầu hàng
(và rốt cuộc lại tranh cãi với đứa con học mẫu giáo của mình về việc
mua ti giả). Điều đó giống như việc cha mẹ dẫn đứa con ương bướng mới
chập chững biết đi hoặc chưa đến tuổi đi học vào nhà hàng và một
khoảng thời gian sau đó quên mất rằng giờ con đã sáu, bảy tuổi, không
còn bé nữa, vì vậy không nên cư xử tùy tiện trong nhà hàng.
Bạn chưa bao giờ tìm nổi người trông trẻ (kể cả nếu đó là người
mẹ luôn sẵn lòng vì con) bởi sự lo lắng của con khi xa mẹ đơn giản là
quá nhiều. Có một vài dấu mốc phát triển trong năm đầu của con – đầu
tiên là khoảng từ bảy đến tám tháng – khi con của bạn nhận ra rằng
(ngạc nhiên thay!) kể cả bạn có đi mất, thì bạn vẫn tồn tại. Đó là một
quá trình đơn giản, nhưng nó sẽ không bao giờ đơn giản nếu bạn cố giao
đứa con đang lo lắng vì phải xa mẹ cho ai đó khác. Nếu bạn dịch lại
tiếng kêu gào lo lắng của con vì phải xa mẹ sang tiếng nói bình thường,
nó có thể hiểu như thế này: “Sao mẹ lại bỏ con! Mẹ ở trong phòng khác
hay thậm chí không ở trong nhà để làm gì? Mẹ đang vui vẻ với đứa bé
khác à? Mẹ sẽ quay lại chứ?” Vì vậy, phản ứng này là một luận cứ thuyết
phục, mạnh mẽ (và ồn ào!) cho việc không rời đi. Nhưng nếu không
phải là bây giờ thì là khi nào? Điều nhiều bậc cha mẹ lựa chọn khi con
cảm thấy lo lắng vì phải xa mẹ, là không rời đi. Không phải bây giờ, thì
cũng không bao giờ. Rất tiếc. Đôi khi bạn cần phải rời đi.
Phương pháp Nghiêm khắc ngay từ đầu: Hãy rời đi. Không,
không phải là đi châu Âu cả mùa hè, nhưng hãy ra ngoài ăn tối với
chồng bạn, đi cà phê với bạn bè, thậm chí hãy sang phòng khác. Bởi đây
là điều sẽ xảy ra nếu bạn thật sự rời đi: Phải mất một lúc lâu thì con bạn
mới coi người trông trẻ là người sẽ chăm sóc nó (hoặc con bạn mới cảm
thấy an tâm và thoải mái chơi đồ chơi trên sàn nhà), nhưng trước đó nó
sẽ ngừng gào khóc, và bị xao nhãng bởi bất cứ thứ gì từ một món đồ chơi
cho đến chuyện bị cù. Và đây là một khía cạnh khác: Bạn có trở lại. Khi
bạn trở lại, con liền nhận ra: ”Ồ, ổn rồi. Chuyện này không tệ lắm. Chắc
rồi, con thích mẹ luôn chơi với con hơn, nhưng Bà ngoại/cô trông
trẻ/người giúp việc cũng ổn, với lại mẹ sẽ quay lại mà!”
Tôi muốn làm rõ rằng, khi nói về nguyên tắc Nghiêm khắc ngay từ
51