NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG - Trang 54

Một đứa trẻ lên ba cũng có thể khiến bạn bất ngờ với những suy nghĩ độc lập của cháu. Khi

tôi nhờ con tôi lấy hộ đôi giày trong lúc cháu đang mải xem hoạt hình, cháu tảng lờ không nghe

thấy. Tôi hỏi “Mẹ nhờ con có một tí việc mà con không giúp mẹ. Con có yêu mẹ không?” “Thế

mẹ có yêu con không?”, đó thực sự là một cách lật ngược tình thế, tôi chỉ còn biết mỉm cười.

Tôi hiểu rằng đứa con gái lên ba của mình cũng đã biết nhìn nhận vấn đề.

CON CÁI TRANH LUẬN VỚI BỐ MẸ KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỀU TỆ, HÃY TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ CON

BẠN BIẾT CÁCH TƯ DUY.

QUY TẮC 67
SỬ DỤNG LỜI KHEN MỘT CÁCH KHÔN NGOAN
Tại một buổi sinh hoạt làm cha mẹ mà tôi tham dự, một người bố từng là học sinh cá biệt

cảm thấy phẫn nộ khi con trai anh bị cô giáo phạt vì một lỗi “vớ vẩn”. Cô giáo có quyền làm thế,

mọi người nghĩ. Người bố lại nghĩ khác, anh bảo: “Kinh nghiệm của một người cầm đầu về các

trò quấy rối trật tự như tôi cho thấy, người lớn nên biết cách khen, tìm cơ hội để khen thì tốt

hơn là trách mắng và trừng phạt con trẻ.”

Thậm chí, với một đứa trẻ chuyên ăn cắp, cũng có thể tìm ra câu để khen cháu, người bố chia

sẻ. Bạn có thể nói với cháu rằng cháu thật tiến bộ vì... số đồ mà hôm nay cháu ăn cắp ít hơn

hôm qua. Nhiều người trong buổi sinh hoạt cười ồ lên, họ cảm thấy nghi ngờ về hiệu quả của

lời khen. Tôi không chắc những lời khen có thể giúp một đứa trẻ thích lấy đồ của người khác

thay đổi hành vi hay không, nhưng tôi có thể khẳng định là nếu biết cách khuyến khích, chúng

ta sẽ giúp con trẻ cố gắng nhiều hơn điều chúng ta có thể mong đợi.

Các bậc cha mẹ thường phạm phải hai lỗi cơ bản trong quy tắc này: một là tiết kiệm lời khen

quá mức, hai là khen quá nhiều. Bạn có nghĩ rằng một đứa trẻ luôn đứng đầu lớp thì không cần

phải khen cháu học giỏi nữa? Tại sao bạn không thể nói một câu làm cho cháu thấy việc đứng

đầu lớp thật sự có ý nghĩa, chẳng hạn như “Tháng này mẹ bận bao nhiêu việc nhưng nhìn con

vẫn tự giác học tốt, như vậy là mẹ quên hết mệt mỏi, con trai mẹ cừ lắm!”

Nếu bạn nghĩ những gì con làm được là hiển nhiên, không cần phải khuyến khích thì bạn sẽ

khiến cho cháu không muốn cố gắng nữa. Tuy nhiên, nếu bạn “hào phóng” lời khen quá mức

cần thiết thì rất dễ đẩy con bạn vào tình trạng tự mãn. Con tôi đẹp nhất, con tôi thông minh

nhất, con tôi giỏi nhất..., những sự tuyệt đối hóa trong lời khen kiểu này khiến đứa trẻ tự thấy

mình luôn đứng trên người khác.

Những lời khen đúng lúc, đúng cách, kịp thời, cụ thể của bạn giống như một đòn bẩy giúp cho

con trẻ có thêm nhiều động lực để thực hiện công việc một cách hào hứng.

CON BẠN XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC NHẬN NHỮNG LỜI KHEN ĐÚNG LÚC, ĐÚNG CÁCH.

QUY TẮC 68
ĐỂ CON ĐƯỢC QUYỀN BIỂU LỘ CẢM XÚC
Có một nghiên cứu không biết độ chính xác đến mức nào, nhưng nó gây chú ý cho tôi bởi

nhận định: phái mạnh thường bị viêm loét dạ dày do không được thoải mái khóc như phái yếu.

Cũng có thể, vì các ông bố bà mẹ thường uốn nắn tư cách đàn ông cho con trẻ: “Con là con trai

cơ mà, sao lại phải khóc!”

Là phái mạnh hay phái yếu thì chúng ta đều trải qua rất nhiều buồn vui từ thủa bé. Nhạc sĩ

Trịnh Công Sơn đã từng có hẳn một bài hát khuyến khích việc biểu lộ cảm xúc với tiêu đề “Hãy

khóc đi em”. Vậy tại sao bạn lại cấm con bạn khóc, cười, khi cảm xúc của con bạn muốn trào

dâng ra bên ngoài theo những cách thông thường nhất?

Tôi cũng như bạn, tôi luôn ước muốn ít phải nghe thấy con khóc lóc, hờn giận. Nhưng tôi

cũng chẳng cầu mong con tôi không biểu lộ chút cảm xúc nào. Thà được nghe con khóc còn

hơn là thấy con phải che giấu những điều ấm ức ở trong lòng. Ngoài lý do liên quan đến sức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.