NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG - Trang 55

khỏe như nghiên cứu nói trên, mỗi đứa trẻ cần được quyền biểu lộ cảm xúc bởi vì một cảm xúc

bị dồn nén xuống đáy lòng thì sẽ có nguy cơ bị chôn chặt ở đáy lòng mãi mãi. Đứa trẻ không

được giải thoát khỏi cảm xúc rất dễ sinh ra chứng bệnh trầm cảm về sau này.

Tôi thấy những người dễ cười, dễ khóc thì thường có dáng vẻ hồn nhiên tươi trẻ một cách

đặc biệt. Hẳn rằng họ luôn luôn được giải thoát khỏi các cảm xúc, trong khi những người “già

trước tuổi” luôn vật lộn với những suy nghĩ dồn nén trong lòng.

Tôi còn nhớ lời của một nhà văn Nga, hình như là tác giả cuốn “Sông Đông êm đềm”. Ông có

nói rằng không phải những người đàn ông ra chiến trận không bao giờ khóc. Đêm đêm họ vẫn

lặng lẽ khóc ướt chiếc gối của mình mà nhiều người không hay biết. Hãy để con bạn thể hiện

cảm xúc theo cách ít phiền phức đến người khác nhất. Miễn là các cháu được nhẹ lòng.

Vậy thì ngay từ bây giờ, thay vì nói “hãy để cho bố mẹ yên”, vợ chồng bạn cần giúp con thể

hiện cảm xúc ra bên ngoài theo cách mà cháu muốn. Điều này không những tốt cho tinh thần

của con trẻ mà còn giúp vợ chồng bạn gần gũi con hơn.

ĐỨA TRẺ KHÔNG ĐƯỢC GIẢI THOÁT KHỎI CẢM XÚC RẤT DỄ SINH RA CHỨNG TRẦM CẢM.

QUY TẮC 69
DẠY CON BIẾT GIÁ TRỊ CỦA CÁC RANH GIỚI

Khi gửi con cho người khác, tôi luôn cảm thấy bất an vì sợ cháu nghịch ổ điện, sờ vào phích

nước nóng… Một chị bạn nhiều kinh nghiệm trong chuyện này đã nói với tôi: Chẳng ích gì nếu

em cứ lôi tay cháu ra và giải thích rằng điện giật, bỏng nặng nếu cháu đang muốn làm thế. Con

trẻ thường cố tình vi phạm những điều cấm. Chị truyền cho tôi một kinh nghiệm: nếu muốn

cháu không vượt qua ranh giới thì hãy tìm cách để cháu tự biết giới hạn.

Bạn có nghĩ ra cách nào tốt hơn là cách mà chị ấy bày cho tôi không? Lấy tay cháu cho vào

cánh quạt đang quay, ấn ngón tay vào phích nước nóng. Làm thế nào để cháu bị đau nhưng

không quá mức nguy hiểm. Lần sau tự cháu sẽ biết cháu phải tránh xa những thứ ấy ra. Tôi

hình dung thấy bạn đang rùng mình. Đúng vậy, khó mà làm thế được với con mình, nhưng tôi

đã từng thử nghiệm và thấy bớt đi được những nỗi lo về rủi ro.

Tôi còn học được ở một cô bạn ít tuổi hơn mình về điều này. Cô có hai con. Cậu lớn thường bị

cậu nhỏ chọc tức, và đương nhiên là cậu lớn không thể kìm hãm sự giận dữ của mình bằng trò

thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Cô bạn tôi bảo không thể khuyên cháu đừng đánh em, vậy thì

cách tốt nhất trong trường hợp này là ra điều kiện: “Nếu em sai và con cảm thấy cần phải giải

toả bức xúc thì mẹ cho phép con đánh em một cái. Nhưng chỉ vào mông em thôi. Bởi vì sẽ rất

nguy hiểm nếu con nhỡ tay đánh vào đầu em.” Cậu lớn chấp nhận điều kiện này bởi vì cậu thấy

mình vẫn có quyền “dạy dỗ” em, cho dù quyền đó có bị thu hẹp lại. Đấy cũng là một cách giúp

con chấp nhận ranh giới. Khi bạn rời mắt khỏi con cái, bạn sẽ đỡ một nỗi lo về chuyện chúng

gây tổn thương cho nhau.

Ranh giới mà chúng ta vạch ra cho con cái có thể là những thứ mơ hồ. Đó có thể chỉ là sự giải

thích hoặc đặt ra những quy tắc để giúp phòng tránh rủi ro. Bản thân con trẻ khó mà tự biết

được bức tường nào nên hay không nên bước qua. Tìm cách chỉ bảo cho các cháu là nhiệm vụ

của vợ chồng bạn và những người lớn trong gia đình.

GIÚP CON TRẺ BIẾT ĐƯỢC GIÁ TRỊ CỦA RANH GIỚI LÀ MỘT CÁCH PHÒNG TRÁNH RỦI RO.

ĐIỀU 70
CỤ THỂ HOÁ CÁC MỤC TIÊU
Đã bao giờ bạn bực mình vì bạn nói một đằng mà con bạn làm một nẻo? Cháu thì lại cảm

thấy oan ức vì rõ ràng cháu đã làm đúng như điều bạn yêu cầu. Chẳng hạn như bạn giao hẹn:

con học xong rồi mẹ con mình đi chơi. Ngày hôm sau cô giáo phản ánh rằng con bạn không làm

bài tập toán. Bạn rất giận dữ vì bị con nói dối, nhưng cháu lại khăng khăng rằng rõ ràng cháu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.