NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG - Trang 56

đã đọc thuộc lòng cả bài thơ rồi. Bạn có công nhận với tôi là vấn đề nằm ở chỗ thiếu sự rõ ràng

trong yêu cầu của bạn không?

Tôi thường ra quy ước với con là tôi chỉ kể chuyện vào buổi tối nếu ngày hôm đó cháu ngoan.

Một hôm, bị cắt tiết mục kể chuyện, cháu thắc mắc: “Hôm nay con không khóc nhè một tí nào,

thế mà mẹ chẳng kể chuyện!” Cháu chỉ nghĩ không khóc nghĩa là ngoan rồi. Trong khi tôi lại

muốn cháu dậy sớm, tự đánh răng rửa mặt, ăn nhanh… Chỉ vì cách đặt vấn đề không rõ ràng,

tôi đã làm cho con cảm thấy bị oan ức, trong khi bản thân tôi cũng không hài lòng với kết quả

mà cháu đạt được.

Bản thân bạn cũng không thể làm được việc gì ra trò, nếu như trước khi đi công tác, sếp giao

mục tiêu cho bạn như thế này: hãy làm mọi việc thật tốt nhé! Bạn làm hết 100% công suất có

thể rồi, nhưng điều mà bạn nhận được thật tồi tệ. Vừa bước chân vào cơ quan, sếp đã cau mặt

lại: “Có đến cả năm rồi chẳng ai phát động phong trào dọn vệ sinh cả!” Trời đất ơi! Rõ ràng là

bạn đang chú tâm vào chuyên môn, bạn không còn thời gian cho những góc nhà bị mạng nhện

chăng đầy nữa! Thực ra đó không phải là lỗi của bạn, chỉ là chuyện bạn không hiểu sếp thực sự

muốn gì. Tôi muốn bạn trải qua tâm trạng này để hiểu thêm về con trẻ, mỗi khi bị bố mẹ đưa

ra những mục tiêu mơ hồ.

Bạn hãy cụ thể chúng ra bằng con số, hoặc những cái gạch đầu dòng và thật cụ thể càng tốt.

Ví dụ, thay vì nói “Con hãy dọn dẹp phòng cho gọn gàng”, bạn hãy nói: “Con hãy nhặt hết rác và

cho vào thùng, sắp xếp sách vở trên bàn để gọn gàng vào giá sách”. Như vậy, cháu sẽ hiểu

nhanh hơn và yên tâm thực hiện từng bước một.

HÃY GIÚP CON TRẺ HIỂU RÕ ĐIỀU BẠN MUỐN.

QUY TẮC 71
ĐỪNG ĐƯA ÔNG BA BỊ RA ĐỂ DỌA CON

Thực ra tôi đã nhiều lần vi phạm quy tắc này. Nó là một thói quen có từ thế hệ trước. Con

không chịu nằm yên, tôi bảo có ông ba bị đang chờ để bắt những ai hay ngọ nguậy. Con không

chịu ăn, tôi nói ông ba bị sẽ nhốt những đứa trẻ gầy gò vào trong cái bị của ông ấy. Tôi rất sợ

bóng tối. Dần dần con tôi cũng sợ bóng tối. Cuối cùng, khi tham gia một lớp học làm cha mẹ, tôi

mới hiểu ra sai lầm của mình. Ông ba bị chính là nguyên nhân khiến cho con tôi không dám

bước vào nhà khi đèn chưa sáng. Tôi đang cần yên tĩnh với cái bàn làm việc nhưng con tôi

không chịu sang phòng bên chơi. Những ông ba bị đã choán hết tâm trí của cháu khiến cháu

không dám ở đâu một mình.

Bằng ông ba bị hay bằng nhiều cách thức khác nhau, chúng ta luôn làm cho con trẻ sợ phát

khiếp lên trước khi chúng có thể làm được một việc gì đó theo cách người lớn đòi hỏi. “Nếu

con không xếp dọn đống đồ chơi này thì thể nào bố cũng phải đánh con ba roi thật đau!” Bạn

chỉ muốn dọa con để cháu nhanh chóng thu dọn đồ chơi thôi, nhưng bạn hãy thử nhìn thái độ

của con xem! Rõ ràng là cháu thực hiện yêu cầu của bạn một cách uể oải. Cháu không phục,

cháu chỉ sợ bị đánh đòn. Nếu như bạn tìm cách khích lệ thay vì dọa dẫm thì có thể con bạn sẽ

vui vẻ làm việc hơn. “Bố tin việc thu dọn đống đồ chơi bé xíu này là một việc nhỏ đối với con.

Các bạn khác có thể mất cả một buổi nhưng con trai bố thì chỉ cần 5 phút là gọn gàng!”, hẳn

rằng chẳng có cậu con trai nào lại muốn mình thua kém bạn bè cả..

Hôm nay bạn đưa ông ba bị ra dọa, lời nói của bạn có hiệu quả tức thì. Nhưng ngày mai thì

thế nào? Hoặc là cháu hết sợ ông ba bị để tiếp tục chống đối bạn, hoặc cháu sợ đến mức nửa

đêm còn tỉnh dậy khóc vì nghĩ ông ba bị đang rình ở dưới gầm giường. Bạn nên đọc lại quy tắc

về các lời khen khôn ngoan để hiểu rằng khích lệ sẽ tốt hơn là dọa dẫm.

ĐỪNG TÌM CÁCH DỌA DẪM VÌ ĐIỀU BẠN CẦN LÀ SỰ HỢP TÁC CHỨ KHÔNG PHẢI NỖI SỢ

HÃI CỦA CON.

QUY TẮC 72

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.