Đúng là người ta tìm thấy trong quyển Torah nhiều điều lệ khiến chúng
ta phải cau mày: “Ngươi sẽ không chịu đựng một mụ phù thủy để sống” đã
được lặp đi lặp lại nhiều lần trong lịch sử phương Tây để tiêu diệt những mụ
đàn bà già nua phiền phức và những mệnh lệnh trong quyển thứ ba của kinh
Cựu Ước dùng để thực thi đối với người đồng tính luyến ái và thiêu sống cả
thủ phạm của tội loạn luân cũng như những nạn nhân của anh ta, Tính tàn
nhẫn vô tình của những bộ luật cổ xưa khác - như việc chặt mũi, tai, lưỡi,
môi dưới (vì đã hôn vợ của người khác), ngực và tinh hoàn - thì khó có sự
tương thích trong quyển Torah. Đúng vậy, trong tập quán pháp luật Do Thái,
chúng ta không thể chỉ chú ý đến sự quá tự tin rằng tất cả mọi người, kể cả
nô lệ, đều là con người và ràng tất cả cuộc sống của con người thì đều thiêng
liêng. Sự thiên vị bất biến không ủng hộ sự hùng mạnh và quyền sở hữu của
họ mà ủng hộ sự bất lực và nghèo nàn của họ; và thậm chí thường xuyên đòi
hỏi sự cảm thông:
“Một người ngụ cư con không được đàn áp:
Chính bản thân con phải biết (sâu sắc) những cảm giác của người ngụ
cư,
vì con đã từng là những người tạm trú trên mảnh đất Ai Cập”.
Mối liên kết giữa các truyền thống chủ đạo của thế giới phương Tây và
những truyền thống của người Do Thái tự nó bộc lộ rõ ở tại điểm yếu nhất
khi chúng ta quan tâm đến nhiều phong tục trong quyển Torah sẽ đóng một
vai trò nền tảng cho halakha, phần chính của điều luật thuộc về phong tục
của người Do Thái được dùng để cai trị mọi mặt của đời sống và đã phát
triển thành tầm vóc to lớn từ cuối thời kỳ cổ điển đến hiện tại, Chẳng hạn,
chỉ có một câu trong sách Xuất Hành - “Không ai giết người trong trứng
nước”, chắc là sự bài trừ hành động tàn ác - sẽ trở thành cơ sở cho một phần
rộng lớn của các điều luật quy định về chế độ ăn kiêng của người Do Thái
như tuyệt đối không được để thịt và thịt chim chung với sữa và toàn bộ thức
ăn được làm từ sữa, thậm chí không được để chung hai bộ chén đĩa và dụng
cụ làm bếp với nhau. Những điều luật được xây dựng công phu trên cơ sở
các phong tục tập quán trong quyển Torah, sau đó được mở rộng trong