Câu chuyện về mười tai ương, mỗi một tai ương đều giáng lên người
Ai Cập bởi việc Pharaoh đã cố tình lờ đi yêu cầu của Đức Chúa (YHWH) và
bãi bỏ quyền thống trị lên dân Israel đã quá quen thuộc nên không nhất thiết
phải kể tường tận lại. Mỗi lần Moshe và anh trai Ahora đến nói với Pharaoh
về yêu cầu của Đức Chúa, Pharaoh đều khước từ. Mặc dù Pharaoh bắt đầu
đưa ra những nhượng bộ nho nhỏ không thể nào chấp nhận được thì tai ương
này nối tiếp tai ương khác: nào là sông Nile nồng nặc mùi máu, một bầy ếch
nhái (người ta thu lại từng đống và nồng nặc mùi hôi thối), bọ chét trên
người và loài vật, côn trùng lộng hành, bệnh dịch đã giết sạch vật nuôi; nào
là dân chúng bị ôn dịch, ung nhọt; nào là mưa đá, nạn châu chấu tàn phá
mùa màng, khắp đất nước ba ngày ba đêm chìm trong bóng tối; và cuối
cùng, điều làm cho Pharaoh nản lòng là các đứa con đầu lòng trong đất nước
Ai Cập bị giết - từ con đầu lòng của vị Pharaoh đến tất cả con đầu lòng của
các gia đình Ai Cập kể cả con đầu lòng của loài vật.
Tại sao vị vua Pharaoh này lại bướng bỉnh quá vậy? Thiên Chúa đã tiên
đoán Pharaoh sẽ như thế (“Ta thừa biết rằng vua Ai Cập sẽ không cho các
người đi, trừ phi có một bàn tay mạnh mẽ can thiệp”) và thậm chí Chúa yêu
cầu trách nhiệm cho thái độ của Pharaoh (“nhưng Ta sẽ làm cho lòng vua
Pharaoh ra chai đá và vua không thả mọi người ra khỏi đất ấy”). Cho nên,
liệu ta có thể đi đến kết luận là Pharaoh chỉ là một con tốt mà không có thiện
chí? Tôi nghĩ bài văn đã nhấn mạnh đến việc vua Pharaoh đang hành xử
theo cách của mình - như bất cứ vị quốc vương thần thánh nào.
Ở Ai Cập thời cổ đại, Pharaoh là vị thần của trái đất, là người thay mặt
hữu hình của thần Ra - vị thần chủ yếu của người Ai Cập. Nhưng Ra trong
tiếng Hebrew có nghĩa là “điều xấu xa”; và nếu như vị Pharaoh là Ramses II
- sự kết hợp giữa Ra và Moses - sẽ được tai người Hebrew nghe là “người
mang đến điều xấu xa”, “điều xấu xa” là bản sao của Moses. Ngoài ra trong
cú pháp của thế giới Ai Cập cổ đại, cụm từ “bàn tay của thần X” là một
thành ngữ được dùng để miêu tả một tai ương, nên chúng ta có thể coi cụm
từ “bàn tay của Đức Chúa” là thuộc về truyền thống quyền lực này. “Bàn tay
của Chúa” là cụm từ được lặp đi lặp lại trong câu chuyện kể các tai ương.