muốn và nhu cầu của họ. “Cái Tôi” này bắt đầu biết xem xét phản ứng của
những người khác, thay vì chỉ chú tâm một cách ích kỷ việc thỏa mãn cá
nhân mình. Đó là điều mà người ta gọi là:
CÁI SIÊU NGÃ
Tự bản thân nó, từ này đã tự định nghĩa cho nó rồi, đó là cái nằm
ngay trên “Cái Tôi” thuần chất.
Nhưng đối với Freud, Cái Siêu ngã, về mặt đạo đức, không hề nằm
trên “Cái Tôi”. Chúng ta cũng dễ hiểu vì sao. Siêu ngã được hình thành bởi
sự chuyển hóa về xã hội và đạo đức do sự áp đặt của những người khác.
Siêu Ngã là Cái Tôi bị “ức chế” bởi sự giáo dục. Đó là “Cái Tôi” đã được
dạy dỗ. Nó không mang tính chủ động nhưng nó thích hợp với cuộc sống
cộng đồng.
Vẫn theo Freud, Cái Siêu Ngã chính là sức ép của xã hội, sức ép này
bắt buộc “Cái Tôi” phải tuân thủ theo các lề lối.
Hãy xem xét điều này: “Cái Tôi” và “cái ấy” vị kỷ như thế sẽ bị sự
giáo dục kiểm duyệt. Mỗi phần nhỏ của Siêu ngã được nhào nắn bởi các nhà
giáo dục, họ đã ra lệnh cho “Cái Tôi”: “Mày có thể làm việc này, mày
không được làm điều đó; điều này tốt, điều đó xấu; việc này là đạo đức,
điều đó thì không, v.v…) Khi nhào nắn từng “Cái Tôi” một, giáo dục đã
nhồi nhét trong đó tất cả những cấm kỵ hoặc cho phép (cấm kỹ thì luôn
nhiều hơn).
Như vậy, mỗi khi Siêu ngã hành động, nó tự động khởi phát cùng
một lúc tất cả những cấm kỵ đang áp chặt vào nó.
Điều đó có nghĩa gì? Cái Tôi và “Cái ấy” đã bị giáo dục kiểm duyệt
rồi. Nhưng Siêu Ngã có một hệ thống kiểm duyệt của riêng nó… Giống như
một mớ bột được người làm bánh cho thêm nho khô vào trong đó. Như vậy,
nếu mớ bột đó (Siêu Ngã) nổi phồng, các trái nho khô (kiểm duyệt) cũng
thay đổi vị trí theo.