NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 204

Siêu Ngã trở thành “Thuế quan lính, Hiến binh” tự quản và vô thức

của một cá thể. Vì vậy người ta thường xuyên thấy đám hiến binh của Siêu
Ngã chống đối mãnh liệt với những xung động của “cái ấy”!.

Vả lại cơ chế vận hành này làm cơ sở cho nhiều chứng rối loạn thần

kinh.

Bây giờ chúng ta hãy thí dụ Cái Tôi (chìm ngập trong các bản năng)

phóng ra một xung năng rất xấu về mặt xã hội và đạo đức, việc gì sẽ xảy ra?

Xung năng này sẽ đụng phải Siêu Ngã và “đám hiến binh” đi kèm

theo. Chúng ta đang ở ngay biên giới và câu hỏi truyền thống được đặt ra.

– Siêu Ngã: Anh có gì để khai báo không?

– Cái Tôi: Tôi muốn khai báo một xung năng.

– Siêu Ngã: Xung năng đó có thích hợp về mặt đạo đức và xã hội

không?

– Cái Tôi: Tôi không biết nữa. Tôi đứng bên ngoài Đạo đức. Tôi đến

từ “cái ấy”, cái lãnh thổ bao la ngự trị các bản năng.

– Siêu Ngã: Nếu thế, tôi phải kiểm tra các xung năng của anh; tôi sẽ

để cho những cái có thể chấp nhận được đi qua, và dồn nén những cái khác
về lại nơi chúng đến, nghĩa là tiềm thức.

Sự việc xảy ra như thế trong mỗi cá thể. Đó là:

SỰ ỨC CHẾ

Đây là một cơ chế vận hành của tiềm thức, nơi mà các xung năng bị

Siêu Ngã cấm đoán, đuổi trở về lại bồn chứa của “cái ấy”.

Có một khác biệt rất lớn giữa sự Kiềm chế và sự Dồn Nén.

1. Sự kiềm chế.

Kiềm chế là một hiện tượng ý thức. Chủ thể chủ động từ bỏ một

cách có ý thức một ước muốn bị cấm đoán bởi các lề lối. (ước muốn là một
xung động trở nên ý thức)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.