NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 47

Tôi đã nói sự kiệt sức sẽ khởi động cho:

a) chứng suy nhược

b) sự bồn chồn

Trong sự bồn chồn, sẽ xuất hiện hai triệu chứng quan trọng:

a) Các phản ứng tình thế sẽ hỗn độn và bị cường điệu rất nhiều

(phản ứng về cơ bắp, nói chuyện uyên thuyên…)

b) Người bồn chồn hành động như một con rối trước các thôi thúc

mà không một thứ gì có thể ngăn chặn được để có lại được sự cân bằng cho
phù hợp.

Hành động của người bồn chồn biến thành một chuỗi phản ứng đột

ngột mà anh ta không tài nào kiểm soát được. Sự “tự chủ” đã biến mất.

Ngoài ra sự thoải mái hài hòa tạo ra sự năng động tự nhiên cũng biến

mất luôn. Các cử động từng cơn và vội vả, lời nói như thác đổ. Chứng máy
cơ (máy cơ trong cử động, nói lắp), các cơn đau thắt, co giật xuất hiện. Tất
cả những thứ đó đương nhiên là phải tùy thuộc vào mức độ của sự bồn
chồn.

Tôi xin báo điều này: các phản ứng co giật đó nhiều khi lại bị coi

như là sự “dư thừa” năng lượng… Thế mà chúng hoàn toàn trái ngược.

Phải lưu ý ở đây! Người ta thường hay nghĩ sự “tự chủ là phải cắn

răng lại để “tự chế ngự”. Điều này hoàn toàn sai lầm. Nếu việc chế ngự phải
cần đến sức lực thì không còn là tự chủ bản thân nữa rồi. Việc tự chủ bản
thân liền biến mất một khi cần đến sự cố gắng. Việc tự chủ thực thụ phải là
sự thoải mái. Nó phải hiện ra như là hậu quả của một sức mạnh được phân
bổ một cách hài hòa.

Với ý này, nó giống như ý chí vậy: mỗi khi một con người phải cần

đến ý chí hay sự tự chủ… nó có nghĩa là người đó đang thiếu nó. Nếu
không, tại sao phải cần đến nó kia chứ? Không đề cập đến các chi tiết thuộc
về thần kinh học, ta cần phải hiểu rõ một cơ chế vận hành hết sức quan
trọng của hệ thống thần kinh. Bởi vì chúng ta sẽ xem xét, từ cơ chế vận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.