NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 49

Những trung tâm thần kinh không tham gia vào hành động đó nghỉ

ngơi.

Như thế này đây:

Thí dụ: Giả dụ chúng ta đang tham dự một hội nghị.

a) Diễn giả là một điểm đang phát ra các thông tin (về thị và thính

giác…).

b) Hệ thần kinh truyền các thông tin đó đến các trung tâm thần kinh

liên quan.

c) Các trung tâm thần kinh đó bị kích thích; chất kích thích đó đến

các trung tâm dưới dạng xung điện. Như vậy người nghe phải chú ý hay tập
trung tư tưởng.

d) cũng trong lúc đó, các trung tâm không có liên quan đến những

thông tin của lúc đó ngủ, và phần còn lại của vỏ não ngừng hoạt động (nghỉ
ngơi)

Chúng ta phải ghi nhớ quy tắc sau đây: sự kích thích một phần hệ

thống thần kinh luôn tự động kéo theo sự ngăn chặn toàn bộ phần còn lại.
Trong bộ não: phần bị kích thích nhỏ chừng nào thì phần bị ngăn chặn lớn
chừng đấy. Sau đây là sơ đồ của vài tình trạng sáng suốt tối đa của bộ não,
và theo đó là phần ngăn chặn tối thiểu (phần nghỉ ngơi).

Mộng mơ

Trong lúc mộng mơ, bộ não không bị thu hút bởi bất cứ một đề tài

đặc biệt nào. Đây là trạng thái bị bỏ rơi và chủ thể là khán giả của những
cảm giác đang xảy ra trong bộ não.

Vì vậy sự mộng mơ không nhắm vào bất cứ một điểm chính xác

nào. Như thế sẽ có rất nhiều “thông tin”. Vì vậy bộ não tỉnh táo tối đa, nên
sự phong tỏa tối thiểu. Sự mộng mơ đôi khi là nơi trú ẩn cho các người yếu
đuối. Tuy nhiên có một dạng khác cao hơn sự mộng mơ: đó là sự trầm tư.

Sự trầm tư.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.