Tất cả sự không hiểu biết về con người đã trở nên rõ ràng và thảm
thương. Sản phẩm của sự thiếu hiểu biết đó đang đứng đằng sau một cái
máy xén để tăng tốc sản xuất, dưới đôi mắt của một người chỉ huy hung
hăng hay la lối, luôn cảnh giác.
Vì thế, người công nhân xén giấy, bị xúc động, sợ sệt, run rẩy và bồn
chồn, làm việc cật lực. Không ngừng nghỉ. Sợ bị đánh giá sai, sợ bị mất việc
làm vĩnh viễn. Sợ một lời nhận xét của cấp chỉ huy, khiến cho anh ta phải
nghiền ngẫm trong suất nhiều ngày đêm. Người công nhân làm việc, thật
mau, không chê vào đâu được. Mau hơn nữa và xuất sắc hơn nữa. Cỗ máy
chạy thật trơn tru. Lượng sản phẩm cứ tăng vọt. Và vì lượng sản phẩm được
tính bằng điểm thưởng lúc cuối năm, nên người thợ cắt xén chỉ cần mở túi
ra mà đựng. Các điểm thưởng rơi vào một cách dễ dàng. Và trên cái áo lao
động ướt đẫm sự sợ sệt và xúc cảm, có thể người ta sẽ gắn vào đấy một huy
chương, một tưởng thưởng vô lý cho một sự thiếu hiểu biết vô lý không
kém…
CÁCH CHỮA TRỊ CHỨNG SUY NHƯỢC
Trước hết phải tìm cho ra:
a) bản chất của tình trạng suy nhược và tôi cũng xin nhắc lại từ “suy
nhược” là một thuật ngữ chung. Vì thế chúng ta phải gở cái vỏ lên để nhìn
vào vết thương.
b) các nguyên nhân của vết thương. Và chính từ đó mà người ta bắt
đầu cách chữa trị. Một cuộc khám tổng quát là rất cần thiết (đặc biệt về thần
kinh, về thể dịch, thận và gan). Sau đó một cuộc trắc nghiệm tâm lý học sẽ
cho thấy nếu có các nguyên nhân tâm lý đã gây ra sự kiệt sức và suy nhược.
Khoa tâm lý học cũng sẽ được áp dụng để xem có các rối loạn tinh thần bộc
phát ngay sau chứng suy nhược không.
Chúng ta biết hai hiện tượng chủ yếu của hệ thần kinh: sự tạo lực và
sự trì hoãn. Việc phục hồi sự cân bằng tuyệt vời của hệ thần kinh sẽ là mục
đích cuối cùng của việc chữa trị.