NHỮNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA TÔI - Trang 106

Kukushkin đặt chiếc sào dưới chân, ngang mạn thuyền, rồi quay khuôn

mặt tàn tật về phía chúng tôi và nói với vẻ thích thú:

– Nhất là ông cố đạo, Antonich ạ, ông ta không thích anh đâu…
– Đúng thế. ‒ Pankov xác nhận.
– Đối với hắn, con chó đốm ấy, anh dường như một miếng xương mắc

trong cuống họng!

– Nhưng tôi cũng có bè bạn, và họ cũng sẽ là bạn của anh. ‒ Khokhol

nói tiếp.

Trời lạnh. Nắng tháng Ba còn rất dịu. Trên bờ sông những cành cây trụi

lá đen sẫm đu đưa, ở một đôi nơi trong các khe và dưới những bụi cây trên
bờ sông dốc còn sót lại những đám tuyết mịn như nhung. Khắp mặt sông là
những tảng băng giống như một đàn cừu trắng đang ăn cỏ. Tôi cảm thấy
mình như đang sống trong một giấc mơ.

Kukushkin vừa nhồi thuốc vào tẩu vừa triết lí:
– Anh không phải là vự lão cha cố ấy, điều đó thì khá rõ rồi. Nhưng việc

của hắn là phải yêu mến chúng sinh, điều ấy đã ghi rõ trong sách, có phải
thế không?

– Thế ai đã đánh anh? ‒ Romass mỉm cười hỏi.
– Lũ đốn mạt nào đó, chắc là bọn kẻ cắp. ‒ Kukushkin nói với vẻ khinh

bỉ. Sau đó anh nói tiếp với giọng kiêu hãnh. ‒ Không, không phải thế, có
một hồi bọn pháo thủ đã đánh tôi, chuyện đó có thật! Tôi cũng không hiểu
rõ tại sao tôi còn sống sót đến ngày nay nữa.

– Vì sao họ đánh anh?‒ Pankov hỏi.
– Anh định hỏi chuyện hôm qua hay là chuyện bọn pháo thủ?
– Phải, hôm qua ấy?
– Hừm, làm sao có thể hiểu được người ta đánh vì tội gì? Dân địa

phương chúng tôi giống như những con dê, hơi một tí là húc luôn! Họ coi
chuyện đánh nhau như cơm bữa ấy.

– Tôi nghĩ rằng… ‒ Romass nói.”… Họ đánh anh vì tội lắm mồm, anh

ăn nói thiếu thận trọng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.