NHỮNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA TÔI - Trang 120

xuống, nhếch cao lông mày, đọc đôi ba dòng. Rồi anh đỏ mặt nhìn tôi và
nói vẻ sửng sốt:

– Tôi có thể đọc được rồi, mẹ kiếp, thật là kì quái!
Rồi anh nhắm mắt nhắc lại:
Tiếng chim rền trên bình nguyên u buồn
Như tiếng người mẹ khóc trên mồ con…
– Thấy chưa?
Mấy lần anh khe khẽ hỏi tôi, vẻ thận trọng:
– Người anh em thử giảng cho tôi rõ như thế là thế nào nhỉ? Người ta

nhìn vào những đường nét này, thế mà chúng hợp lại thành tiếng, và tôi biết
được những tiếng đó ‒ những tiếng mà chúng ta thường dùng. Làm sao tôi
biết được chúng? Không ai nói thầm với tôi những tiếng ấy cả. Giá là
những bức tranh thì đã đành. Đằng này hình như chính ý nghĩ của người ta
được in sẵn trên giấy. Thế là thế nào?

Tôi biết trả lời anh ra sao? Câu nói “Không biết” của tôi đã làm anh buồn

phiền.

– Trò phù thủy! ‒ Anh vừa nói vừa thở dài và soi những trang sách lên

ánh sáng.

Anh có cái vẻ ngây thơ đáng yêu, trong sáng và trẻ con. Anh thường gợi

tôi nhớ đến hình ảnh bần nông đáng yêu được tả trong sách. Như hầu hết
những người đánh cá, anh là một con người mơ mộng, yêu dòng sông
Volga, thích những đêm tĩnh mịch, thích cảnh cô đơn, thích cuộc sống trầm
tư.

Anh nhìn lên các vì sao và hỏi:
– Khokhol nói rằng ở trên ấy có thể có người giống như chúng ta, anh

thấy có đúng không? Giá ra hiệu được cho họ để hỏi xem họ sống ra sao
nhỉ? Có lẽ họ sống sướng hơn chúng ta và vui vẻ hơn…

Thực ra thì anh hài lòng với cuộc sống của mình. Anh nguyên là một đứa

trẻ mồ côi, một bần nông sống độc thân hành nghề đánh cá âm thầm và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.