Tôi lại nhấn mạnh rằng không dân tộc nào biết phủ nhận ý nghĩa cuộc
sống một cách sâu sắc và kiên quyết như những người Nga.
– Một dân tộc có tâm hồn phóng khoáng nhất. ‒ Anh bạn tôi mỉm cười.
‒ Nhưng anh đừng giận. Tôi nói đúng đấy. Hàng triệu người của chúng ta
đang nghĩ như vậy, nhưng họ không biết nói ra thôi… cần tổ chức cuộc
sống một cách giản đơn hơn, như vậy cuộc sống sẽ nhân từ với con người
ta hơn…
Tôi biết rõ lịch sử diễn biến tư tưởng của con người đó; anh ta chưa bao
giờ là một người theo “chủ nghĩa Tolstoy”, cũng chưa từng tỏ ra có xu
hướng theo chủ nghĩa vô chính phủ.
Sau cuộc nói chuyện với anh ta, bất giác tôi nghĩ: Sẽ thế nào đây nếu như
quả thật hàng triệu người Nga chịu đựng những khổ sở nặng nề của cách
mạng chỉ vì họ ấp ủ sâu trong lòng niềm hi vọng được giải phóng khỏi lao
động? Lao động ít nhất mà hưởng thụ nhiều nhất ‒ điều đó, giống như tất
cả những gì không thể thực hiện được, giống như bất kì điều không tưởng
nào, có sức quyến rũ và hấp dẫn vô cùng mãnh liệt.
Tôi nhớ lại một bài thơ của Henrik Ibsen:
Tôi là người theo chủ nghĩa bảo thủ?
Ồ, không!
Suốt đời tôi thế nào, tôi vẫn là thế đó;
Tôi không muốn di chuyển những quân cờ,
Tôi muốn xáo trộn cả bàn cờ.
Tôi chỉ nhớ có một cuộc cách mạng,
Cuộc cách mạng ấy ưu việt hơn những cuộc sau này,
Nó có thể phá tan tất thảy,
Đương nhiên, tôi muốn nói đến Đại Hồng Thủy,
Nhưng, ngay khi đó, ma quỷ cũng bị lừa,
Anh biết đấy, Noah đã trở thành kẻ độc tài.
Ồ, nếu như có thể, với chiến binh và những nhà hùng biện,