NHỮNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA TÔI - Trang 63

dưới chồng bánh, có những tập sách mỏng; tôi phải bí mật nhét những tập
sách ấy vào tay một sinh viên nào đấy. Thỉnh thoảng anh em sinh viên cũng
giấu sách và thư từ vào lẵng của tôi.

Mỗi tuần một lần, tôi phải đi xa hơn nữa, tới “Nhà điên”, nơi bác sĩ thần

kinh Bekhterev thường giảng bài và dùng người bệnh để minh họa. Một
hôm ông ta cho các sinh viên xem một người mắc bệnh hoang tưởng. Khi
người đó xuất hiện ở cửa giảng đường, mặc đồ trắng, đầu đội cái mũ giống
như một chiếc bít tất dài, bất giác tôi mỉm cười. Nhưng người đó bỗng
dừng lại một giây bên cạnh tôi và nhìn vào mặt tôi. Tôi lùi lại, dường như
trái tim tôi bị ánh mắt sắc lẻm và đen nhánh của anh ta đâm xuyên. Và suốt
quãng thời gian Bekhterev vừa giật giật bộ râu vừa nói chuyện một cách
kính cẩn với người bệnh, tôi lấy tay xoa mặt nhè nhẹ, dường như khuôn
mặt tôi bị một lớp bụi nóng bỏng thiêu đốt.

Người bệnh nói bằng giọng trầm khàn, anh ta yêu cầu điều gì đó; từ ống

tay áo choàng, vẻ dọa dẫm, anh ta giơ cánh tay khẳng khiu với những ngón
tay dài. Tôi có cảm tưởng toàn thân anh ta dài ra một cách kì lạ rồi lớn lên
vô tận, và với cánh tay đen sạm ấy, anh không cần dời khỏi chỗ cũng sẽ với
được tới tôi, nắm lấy cổ họng tôi. Từ hai hốc mắt đen sì trên bộ mặt gầy gò,
cái nhìn xuyên thấu của cặp mắt đen ánh lên vẻ hăm dọa và hống hách. Có
khoảng hai chục sinh viên quan sát người đàn ông đội chiếc mũ kì dị đó.
Một số ít mỉm cười, còn đa số nhìn một cách chăm chú và buồn rầu. So với
cặp mắt như muốn thiêu cháy tất cả của anh ta thì những đôi mắt của các
sinh viên có vẻ bình thường quá. Anh ta trông thật đáng sợ, và trong anh có
một điều gì thật oai nghiêm ‒ quả như thế!

Giữa sự im lặng như tờ của đám sinh viên, giọng ông giáo sư vang lên

rành rọt. Mỗi câu hỏi của ông lại làm cho người bệnh có giọng nói khàn
khàn thốt lên những tiếng kêu hăm dọa. Giọng nói đó hình như vọng ra từ
dưới sàn nhà, từ những bức tường trắng im lìm như chết. Dáng điệu của
người bệnh chậm chạp và trịnh trọng như một đức giám mục.

Đêm hôm ấy, tôi làm một bài thơ về người bị bệnh hoang tưởng. Tôi gọi

anh ta là “vị chúa tể của mọi chúa tể, người bạn và cố vấn của Chúa”. Và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.