NHỮNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA TÔI - Trang 89

tiện tôi cũng nói thêm: Những điều mà tôi chưa từng thấy trong cuộc sống
thì cũng ít khi tôi gặp trong sách vở.

Lão già “săn người” vẫn vừa nói vừa dùng mấy ngón tay gõ vào mép

khay đựng chén để đệm nhịp cho lời nói. Bộ mặt khô khốc của lão nhăn lại,
vẻ nghiêm nghị. Nhưng lão không nhìn tôi mà nhìn vào cái ánh đồng sáng
như gương trên chiếc ấm samovar được đánh bóng loáng.

– Đến giờ ông phải đi rồi đấy.
Mụ vợ đã hai lần nhắc lão, nhưng lão không đáp lại mụ. Lão vẫn cứ xâu

hết lời này đến lời khác vào cái sợi dây tư tưởng của lão. Bỗng nhiên dòng
tư tưởng của lão chảy theo một hướng khác, bất ngờ đến nỗi tôi không nhận
ra được.

‒Anh là một thanh niên không đến nỗi ngu ngốc, chữ nghĩa lại thông

thạo, chẳng lẽ nghề làm bánh lại xứng với anh sao? Làm việc cho Nga
hoàng, anh cũng có thể kiếm ra bằng ấy tiền hoặc hơn…

Tôi vừa nghe lão vừa nghĩ cách làm thế nào báo được cho những người

không quen biết ở đường Ribnoryadskaya rằng Nikiforich đang theo dõi
họ.

Trong một quán trọ, có một người mới bị đi đày ở Yalutorovsk về tên là

Sergei Somov. Tôi từng được nghe người ta kể rất nhiều chuyện thú vị về
con người đó.

– Những người thông minh cần phải sống với nhau như ong mật hoặc

ong vò vẽ ở trong tổ ấy. Vương quốc của Nga hoàng…

– Trông kìa, chín giờ rồi. ‒ Mụ đàn bà nói.
– Quỷ thật!
Nikiforich đứng lên, cài khuy áo khoác.
– Ồ, không sao, ta sẽ đi xe ngựa. Từ biệt người anh em! Cứ đến chơi,

đừng ngại…

Khi từ trong đồn đi ra, tôi cương quyết tự nhủ sẽ không bao giờ đến

“thăm” Nikiforich nữa. Tôi ghê tởm lão già, tuy rằng ở lão có nhiều cái lí
thú. Những lời nói của lão về tác hại của lòng thương đã tác động đến tôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.