tiên ông rung cảm với bản trường ca hùng tráng của lao động, hiểu được
“thế giới loài người dồi dào biết bao sức mạnh hùng hậu”. Ông cảm thấy
những con người ấy là những dũng sĩ trong các truyện thần thoại, họ “có
thể nắm lấy những tháp chuông và những gác nhà thờ của thành phố lôi đi
đâu thì lôi”.
Bức tranh lao động đã hun đúc tinh thần ông, gây lòng tin không gì lay
chuyển nổi vào con người lao động.
Năm 1920, trước những chiến công lao động đầu tiên của nhân dân Xô
viết, Gorky đã viết một loạt bài báo và “tọa đàm” về lao động. “Lao động
thật là vui vẻ và sảng khoái, không có con đường nào đi tới hạnh phúc đúng
đắn hơn là con đường lao động tự do!” Bài báo ngày mồng 1 tháng 5 của
Gorky Con đường đi tới hạnh phúc đã kết luận như vậy. Sau khi biết tin
ngày mùng 1 tháng 5 công nhân thành phố Kostroma đã xây dựng xong
ngôi nhà Nhân dân trong một ngày, Gorky viết trong bài báo Những cuộc
tọa đàm vê lao động: “Điều đó gần giống như trong truyện thần thoại” và
tuyên bố rằng bằng con đường lao động tự do “có thể đạt được những kết
quả giống như trong truyện thần thoại”.
Sự tiên đoán của ông trong Những trường đại học của tôi về tấm gương
lao động dũng cảm của những người Nga sống trong xiềng xích của chế độ
chuyên chế và tư bản phải chăng cũng giống những lời phát biểu tươi sáng
của Gorky: “Dường như không gì có thể chống lại sức mạnh điên cuồng và
phấn khởi, sức mạnh có khả năng tạo nên những điều kì diệu trên trái đất
đầy thành phố và lâu đài tráng lệ như trong truyện thần thoại tiên tri.”
Thời kì “những trường đại học” là một giai đoạn quan trọng trong bước
đường phát triển nghệ thuật của Aleksej Peskov ‒ nhân vật chính trong
cuốn sách của Gorky. Qua cuộc đời sáng tác của Gorky, nhất là những năm
90, chúng ta thấy thời kì Kazan là một kho tàng phong phú đối với nhà văn.
Những ấn tượng của Gorky do “những trường đại học” ở Kazan đem lại là
cơ sở cho những tác phẩm rất nổi tiếng như Konovalov, Hai mươi sáu anh
chàng và một cô gái, Người chủ, Một chuyện xảy ra trong cuộc đời
Makar…