từ phía đông người ta lại một lần nữa nhận thấy “gia đình” này có xung đột.
Nếu sự lạc bước của bảy mươi năm hòa bình vừa qua vẫn tiếp diễn suốt thế
kỷ này, nền hòa bình đó sẽ cần tình yêu thương, sự quan tâm và sự chăm
sóc.
Những thế hệ hậu Thế chiến II lớn lên trong hòa bình là chuyện thường
tình, nhưng điều khác biệt về thế hệ hiện tại đó là người dân châu Âu khó
mà hình dung được điều ngược lại. Hiện nay người ta xem chiến tranh
đường như là những gì xảy ra ở nơi khác hoặc trong quá khứ - hoặc trong
trường hợp tôi tệ nhất thì chúng xảy ra tại vùng “ngoại vi“ của châu Âu.
Chấn thương của hai cuộc chiến tranh thế giới, tiếp theo là bảy thập niên hòa
bình và sau đó sự sụp đổ của Liên Xô, đã thuyết phục nhiều người rằng Tây
Âu là một khu vực “hậu xung đột”.
Có nhiều lý do để tin rằng điều này vẫn còn đúng trong tương lai,
nhưng những nguồn xung đột tiềm tàng vẫn sôi sục dưới bề mặt, và sự căng
thẳng giữa châu Âu và Nga có thể dẫn đến một cuộc đối đầu. Ví dụ lịch sử
và sự chuyển dời hình dạng địa lý ám ảnh chính sách đối ngoại của Ba Lan
ngay cả khi đất nước này hiện đang là một quốc gia hòa bình, thịnh vượng
trong số những quốc gia EU lớn, với dân số ba mươi lăm triệu người. Ba
Lan cũng là một trong những thành viên lớn về diện tích và nền kinh tế của
họ đã tăng trưởng gấp đôi kể từ khi trỗi dậy từ sau Bức Màn Sắt, nhưng vẫn
nhìn về quá khứ trong khi cố gắng bảo đảm tương lai của mình.
Chỗ hẹp nhất của hành lang của Đồng bằng Bắc Âu nằm ở giữa bờ biển
Baltic của Ba Lan trên phía bắc và nơi khởi đầu dãy núi Carpat ở phía nam.
Từ quan điểm quân sự của Nga, đây là nơi tốt nhất để có thể đặt tuyến
phòng thủ, hoặc từ quan điểm của kẻ tấn công, là địa điểm mà lực lượng tấn
công sẽ đổ dồn về tập kết trước khi tung quân đột nhập vào Nga.
Ba Lan đã chứng kiến cả hai cách thức này khi các đạo quân đã từng
quét qua nó từ đông sang tây và ngược lại, thường xuyên làm thay đổi