Sự căng thẳng mở rộng lên phía bắc và bán đảo Scandinavia. Đan
Mạch vốn là một thành viên NATO. Sự hồi sinh gần đây của Nga đã làm dấy
lên một cuộc tranh luận ở Thụy Điển về câu hỏi liệu đã đến lúc từ bỏ thái độ
trung lập suốt hai thế kỷ qua và gia nhập NATO hay chưa. Năm 2013, chiến
đấu cơ Nga đã tổ chức một cuộc ném bom giả trên đất Thụy Điển vào giữa
đêm. Hệ thống phòng thủ của Thụy Điển dường như ngủ quên, không có bất
kỳ chiến đấu cơ nào xuất phát, và chính lực lượng không quân Đan Mạch đã
cất cánh để xua đuổi máy bay Nga. Mặc dù vậy, đa số người dân Thụy Điển
vẫn không tán thành việc tham gia NATO, nhưng cuộc tranh luận còn đang
tiếp diễn, khi biết được từ tuyên bố của Moscow rằng Nga sẽ buộc phải “đáp
trả“ nếu Thụy Điển hoặc Phần Lan tham gia NATO.
Các nước EU và NATO cần phải thể hiện một mặt trận thống nhất trước
những thách thức như vậy, nhưng điều đó là không thể trừ phi mối quan hệ
chính yếu trong EU – tức là giữa Pháp và Đức – vẫn y như cũ.
Như ta vẫn thấy, Pháp nằm ở vị trí địa lý tốt nhất để tận dụng lợi thế
của khí hậu, tuyến đường thương mại và biên giới tự nhiên của Châu Âu.
Quốc gia này được che chắn một phần, ngoại trừ ở một khu vực: phía đông
bắc, nơi vùng đất bằng của đồng bằng Bắc Âu trở thành nước Đức hiện nay.
Trước khi Đức thành hình như một quốc gia duy nhất thì điều đó không
thành vấn đề. Pháp vốn cách xa Nga một khoảng đáng kể, cách xa những đội
kỵ binh Mông Cổ, và có eo biển ngăn cách nó với nước Anh. Những điều
trên có nghĩa là mưu đồ xâm lược và chiếm đóng toàn diện chắc chắn sẽ bị
đẩy lùi. Trên thực tế, Pháp là cường quốc vượt trội trên lục địa châu Âu:
thậm chí nước này còn có thể phát huy quyền lực của mình tới tận cửa ngõ
Moscow. Nhưng rồi Đức thống nhất.
Việc này đã diễn ra trong một thời gian dài. “Ý tưởng” về một nước
Đức đã xuất hiện trong nhiều thế kỷ: các vùng đất thuộc bộ tộc Erank miền
Đông đã trở thành Đế quốc La Mã Thần thánh trong thế kỷ 10 đôi khi được
gọi là “các Công quốc German”, có khi lên tới 500 tiểu quốc nhỏ của sắc tộc