bộ lạc trong vùng hiện nay thuộc Syria và thuộc Iraq.
Khi đế quốc Ottoman bắt đầu sụp đổ, Anh và Pháp có một ý tưởng
khác hẳn. Năm 1916, nhà ngoại giao Anh, Đại tá Sir Mark Sykes nhặt lên
một cây bút sáp và vạch một đường thô thiển trên bản đồ Trung Đông. Nó
chạy từ Haifa bên bờ Địa Trung Hải trong vùng đất thuộc Israel ngày nay
đến Kirkuk (hiện thuộc lraq) ở phía đông bắc. Đường vạch đó đã trở thành
cơ sở của thỏa thuận bí mật giữa Mark Sykes với đối tác Pháp Francois
Georges-Picot nhằm chia khu vực thành hai vùng ảnh hưởng, trong trường
hợp Liên minh Ba bên (Triple Entente) đánh bại Đế chế Ottoman trong Thế
chiến I. Phía bắc của đường vạch đặt dưới sự kiểm soát của Pháp, phía nam
thuộc quyền chi phối của Anh.
Thuật ngữ “Sykes-Picot” trở thành từ viết tắt dùng để chỉ những quyết
định khác nhau trong ba mươi năm đầu tiên của thế kỷ 20, những quyết định
đã phản bội lời hứa hẹn được trao cho các thủ lĩnh bộ tộc, đồng thời cũng
phần nào giải thích tình trạng bất ổn và cực đoan ngày nay. Dù vậy, lời giải
thích này có thể bị phóng đại: bạo lực và chủ nghĩa cực đoan đã xuất hiện ở
đây từ khi người châu Âu đến. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy ở châu Phi,
việc tùy tiện tạo lập các “quốc gia dân tộc” cấu thành từ những dân tộc
không quen chung sống với nhau trong một khu vực không phải là một công
thức cho công lý, bình đẳng và ổn định.
Trước khi có Sykes-Picot (theo nghĩa rộng hơn của thuật ngữ này) thì
không có Syria, không có nhà nước Lebanon, cũng không có Jordan, lraq,
Saudi Arabia, Kuwait, Israel hay Palestine. Bản đồ hiện đại thể hiện biên
giới và tên gọi của các quốc gia dân tộc, nhưng chúng đều còn non trẻ và
mong manh.
Hồi giáo là tôn giáo thống trị ở Trung Đông, nhưng lại bao gồm trong
nó nhiều phiên bản khác nhau. Sự phân chia quan trọng nhất trong Hồi giáo