cũng cố xưa gần như bản thân tôn giáo này: cuộc phân ly giữa các giáo phái
Sunni và Shia xuất hiện từ năm 632 khi nhà tiên tri Muhammad qua đời, dẫn
đến một cuộc tranh chấp về quyền kế vị ông.
Tín đồ Hồi giáo Sunni chiếm đa số trong cộng đồng cư dân Ả-rập, và
thực sự là cả trong toàn bộ tín đồ Hồi giáo thế giới, có lẽ lên tới 85% tổng
số, mặc dù trong một số quốc gia Ả-rập, tỉ lệ phần trăm ít chênh lệch hơn.
Tên gọi của giáo phái Sunni phát xuất từ “Al Sunna” hoặc “dân theo truyền
thống“. Khi nhà tiên tri qua đời, những người sẽ trở thành tín đồ Sunni lập
luận rằng người thừa kế của ông nên được chọn dựa theo truyền thống của
bộ tộc Ả-rập. Họ tự coi mình là phái Hồi giáo Chính thống. lên gọi của giáo
phái Shia bắt nguồn từ “Shiat Ali”, theo nghĩa đen là “đảng của Ali”, và chỉ
đích danh con rể Ali của Tiên tri Muhammad. Ali và các con trai của ông,
Elassan và Hussein đều bị ám sát và do đó bị phủ nhận cái mà tín đồ Shia tự
cho là quyền theo thừa kế của họ - tức là quyền dẫn dắt cộng đồng Hồi giáo.
Từ đó nảy sinh một số tranh chấp về giáo lý và tập tục văn hóa chia rẽ
hai giáo phái chính của Hồi giáo, dẫn đến tranh chấp và chiến tranh, mặc dù
cũng có những khoảng thời gian họ chung sống hòa bình.
Ngoài ra còn có các chi phái nhỏ trong từng giáo phái. Ví dụ, có nhiều
chi phái khác nhau của chi phái Sunni theo các hiền giả vĩ đại cụ thể trong
quá khứ, bao gồm truyền thống Hanbali nghiêm ngặt, được đặt tên theo hiền
giả Iraq thế kỷ thứ 9 Ahmad ibn Hanbal, vốn được nhiều người Sunni từ
Qatar và Ả-rập Saudi mến mộ; điều này đến lượt nó lại gây ảnh hưởng lên tư
tưởng Salafi cực kỳ thuần khiết, vốn chiếm ưu thế trong cộng đồng những
phần tử thánh chiến (Jihad).
Hồi giáo Shia có ba chỉ phái chính, được biết đến nhiều nhất trong số
đó có lẽ là phái “Mười hai“ (Twelvers), tín đồ của phái này tuân thủ giáo