huấn của Mười hai Imam (Giáo chủ), nhưng ngay cả chi phái này cũng bao
gồm những chỉ nhỏ hơn nữa. Phái Ismaili tranh chấp đồng truyền thừa của vị
Imam thứ bảy, trong khi phái Zaidi tranh chấp dòng truyền thừa của vị Imam
thứ năm. Ngoài ra còn có mấy chi phái của Hồi giáo Shia chủ đạo, trong đó
Alawite (Alawis) và Druze được cho là xa rời tư tưởng Hồi giáo truyền
thống đến mức nhiều tín đồ hồi giáo khác, đặc biệt là Sunni, thậm chí không
công nhận họ là một bộ phận trong tôn giáo của mình.
Di sản của chủ nghĩa thực dân châu Âu đã khiến dân Ả-rập bị gộp lại
thành các quốc gia dân tộc và bị cai trị bởi các nhà lãnh đạo có khuynh
hướng ủng hộ bất kỳ chi phái Hồi giáo (và bộ lạc) nào cùng xuất thân với
họ. Những kẻ độc tài này sau đó vận dụng bộ máy nhà nước để bảo đảm cho
quyền cai trị của họ trong toàn bộ khu vực thuộc trong những đường biên
giới nhân tạo do người châu Âu thiết kế, chẳng bận tâm đến việc điều đó có
phù hợp về mặt lịch sử hay có công bằng đối với các bộ lạc và tôn giáo khác
nhau vốn đã bị ném chung vào một bị hay không.
Iraq là một ví dụ điển hình của xung đột và sự hỗn loạn nảy sinh từ đó.
Những tín đồ mộ đạo nhất trong giáo phái Shia sẽ không bao giờ chấp nhận
một chính phủ do người Sunni lãnh đạo lại có quyền kiểm soát các thành
phố thiêng liêng như Najaf và Karbala, được cho là nơi chôn cất các thánh
tử đạo Ali và Hussein của họ. Những cảm thức cộng đồng này đã tồn tại từ
nhiều thế kỷ trước; một vài thập niên được gọi là “dân Iraq“ sẽ không bao
giờ xóa nhòa nổi những cảm xúc ấy.
Là những kẻ cai trị Đế chế Ottoman, người Thổ Nhĩ Kỳ nhìn một vùng
đồi núi trập trùng do người Kurd thống trị, thế rồi, khi những vùng núi non
thoải dần xuống thành dải đất bằng phẳng hướng về Baghdad và về phía tây
đến địa danh mà nay là Syria, họ thấy một dải đất mà đa số là dân Ả-rập
Sunni. Sau cùng, khi hai con sông lớn Tigris và Euphrates hợp lưu và đổ
xuống thủy lộ Shatt al-Arab, vùng đầm lầy và thành Basra, họ nhìn thấy
càng nhiều dân Ả-rập hơn, hầu hết thuộc giáo phái Shia. Họ tùy theo đó mà