Từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 4 trước Công nguyên, Đế chế Ba Tư (tiền thân
của lran) trải dài một dải suốt từ Ai Cập đến Ấn Độ. Iran ngày nay không có
một ý đồ đế quốc như vậy, nhưng nước này tìm cách mở rộng ảnh hưởng
của mình, và chiều hướng rõ ràng là qua các vùng đất bằng phẳng về phía
Tây - thế giới Ả-rập và các khi cuộc xâm lược của Hoa Kỳ chịu lùi bước
chính phủ đa số là người Shia. Điều này đã đánh động Ả-rập Saudi nơi phái
Sunni thống trị và góp phần tiếp lửa cho phiên bản Trung Đông của cuộc
Chiến tranh Lạnh mà cốt lõi là mối quan hệ Saudi-lran. Ả-rập Saudi có thể
lớn hơn Iran, có thể giàu hơn lran gấp nhiều lần nhờ có các ngành công
nghiệp dầu khí phát triển tốt, nhưng dân số của nước này nhỏ hơn nhiều (28
triệu người Á-rập Saudi so với 78 triệu người lran), và về mặt quân sự, nó
không tự tin vào khả năng đối phó với nước Ba Tư láng giềng của mình nếu
cuộc chiến tranh lạnh này trở nên nóng bỏng và các lực lượng của hai bên
đối đầu trực tiếp. Mỗi bên đều có tham vọng trở thành thế lực thống trị trong
khu vực, và mỗi bên đều tự coi mình là người bảo vệ của phiên bản Hồi giáo
tương ứng. Khi lraq còn nằm dưới gót giày của Saddam, đó là một vùng
đệm vững mạnh chia tách Ả-rập Saudi và lran; khi vùng đệm đó biến mất,
hai nước hiện nay đang để mắt canh chừng nhau từ hai bờ vùng Vịnh. Thỏa
thuận do Hoa Kỳ lãnh đạo về các cơ sở hạt nhân của Iran, được ký kết vào
mùa hè năm 2015, không thể trấn an các nước vùng Vịnh rằng mối đe dọa từ
lran đối với họ đã giảm bớt, và cuộc khẩu chiến ngày càng gay gắt giữa Ả-
rập Saudi với Iran vẫn tiếp diễn, bên cạnh một cuộc chiến đôi khi được ủy
thác cho một bên khác chiến đấu, đáng chú ý nhất là tại Yemen.
Các phương tiện truyền thông phương Tây tập trung vào phản ứng của
Israel đối với thỏa thuận kể trên, nhưng truyền thống Ả-rập trên toàn bộ khu
vực hoàn toàn chống lại nó, một số tờ báo so sánh thỏa thuận này với Hiệp
định Munich năm 1938. Một tờ báo hàng đầu của Saudi còn kêu gọi vương
quốc này bắt đầu chế tạo bom hạt nhân để sẵn sàng cho thời điểm Iran cũng
làm như vậy.