của người Thổ”. Ông qua đời vào năm 1938 nhưng các nhà lãnh đạo Thổ
Nhĩ Kỳ kế nghiệp vẫn tiếp tục nỗ lực để đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào Tây Âu, và
những ai không thấy mình đứng sau phía trong cuộc đảo chính quân sự đã
quyết tâm hoàn tất di sản của Ataturk.
Tuy nhiên, vào cuối những năm 1980, sự phản đối liên tục của châu Âu
và sự từ chối bướng bỉnh của nhiều thường dân Thổ Nhĩ Kỳ không muốn đất
nước bớt chất tôn giáo đi đã dẫn đến kết quả là một thế hệ các chính trị gia
bắt đầu nghĩ đến điều không thể tưởng tượng - rằng có lẽ Thổ Nhĩ Kỳ cần có
một Kế hoạch B. Tổng thống Turgut Ozal, một người mộ đạo, nhậm chức
vào năm 1989 và bắt đầu phong trào thay đổi. Ông khuyến khích người dân
một lần nữa coi Thổ Nhĩ Kỳ là cầu nối đất liền lớn giữa châu Âu, châu Á và
Trung Đông, và là một đất nước có thể thêm một lần trở thành một cường
quốc lớn trong cả ba lục địa. Tổng thống đương nhiệm, Recep Tayyip
Erdogan, cũng có những tham vọng tương tự, thậm chí có lẽ còn lớn hơn,
nhưng phải đối mặt với những trở ngại tương tự để đạt được chúng. Những
trở ngại đó một phần thuộc về địa lý.
Về mặt chính trị, các quốc gia Ả-rập vẫn nghi ngờ Erdogan muốn tái
lập Đế chế Ottoman bằng con đường kinh tế, và họ phản đối những ràng
buộc quá chặt chẽ. Người Iran nhận thấy Thổ Nhĩ Kỳ là đối thủ cạnh tranh
về kinh tế và quân sự mạnh nhất nơi sân sau của họ. Các mối quan hệ, chưa
bao giờ ấm áp, càng nguội lạnh hơn do họ đứng về hai phía đối lập nhau
trong việc hỗ trợ cho các phe phái tham gia cuộc nội chiến Syria. Sự ủng hộ
mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với chính phủ của Hội Anh em Hồi giáo ở Ai
Cập là một chính sách phản tác dụng khi quân đội Ai Cập tổ chức cuộc đảo
chính thứ hai và lên nắm quyền. Mối quan hệ giữa Cairo và Ankara hiện
đang đóng băng.
Tệ hơn nữa vẫn là mối quan hệ giữa Ankara và Moscow. Người Thổ
Nhĩ Kỳ và người Nga đã bất hòa suốt năm trăm năm, nhưng trong thế kỷ qua
họ gần như đã học được cách chấp nhận chung sống mà không gây ra quá