có được mạnh khỏe không?“ Sử chép rằng hoàng đế Trung Quốc khá bất
mãn với sự xấc xược rõ ràng như vậy. Đế quốc của ông bao la rộng lớn,
trong khi các hòn đảo chính của Nhật Bản vẫn chỉ thống nhất một cách lỏng
lẻo, một tình hình sẽ không thay đổi cho đến khoảng thế kỷ 16.
Lãnh thổ của các hòn đảo Nhật Bản tạo thành một quốc gia lớn hơn hai
miền Triều Tiên kết hợp lại, hoặc lớn hơn nước Pháp hay nước Đức tại châu
Âu. Tuy nhiên, 3/4 điện tích đất không thuận lợi cho việc sinh sống của con
người, đặc biệt ở các vùng núi, và chỉ có 13% đất đai thích hợp cho việc
canh tác. Điều này khiến người Nhật sống xích lại gần nhau dọc theo vùng
đồng bằng duyên hải và trong những vùng có giới hạn sâu trong đất liền, nơi
một số mảnh ruộng bậc thang có thể được khai phá trên sườn đồi. Địa hình
núi non đồng nghĩa Nhật Bản có nguồn nước dồi dào, nhưng việc thiếu vùng
đất bằng cũng có nghĩa là các dòng sông của Nhật không thuận tiện cho việc
giao thông và do đó cả thương mại, một vấn đề càng trở nên trầm trọng bởi
thực tế là rất ít các con sông hợp lưu.
Vì vậy, người Nhật trở thành một dân tộc hàng hải, liên hệ và buôn bán
dọc theo bờ biển có vô số các hòn đảo của họ, thỉnh thoảng đột kích cướp
phá Triều Tiên, và rồi sau nhiều thế kỷ cô lập, đã vươn ra để thống trị toàn
bộ khu vực.
Vào lúc bắt đầu thế kỷ 20, Nhật Bản là một cường quốc công nghiệp
với một lực lượng hải quân lớn thứ ba trên thế giới, và năm 1905, nước này
đánh bại người Nga trong một cuộc chiến tranh trên đất liền và trên biển.
Tuy nhiên, chính địa lý đảo quốc từng cho phép họ sống cô lập không để lại
cho họ sự lựa chọn nào khác ngoài việc gia nhập với thế giới. Vấn đề là ở
chỗ Nhật đã chọn cách gia nhập bằng quân sự.
Cả cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất và chiến tranh Nga-Nhật
đều nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga tại Triều Tiên.
Theo lời của cố vấn quân sự Phổ, thiếu tá Klemens Meckel, Nhật Bản coi