thần bí, tin tưởng sùng kính đấng Tạo Hoá, và cho rằng muốn đạt đến chân
lý, con người phải dứt bỏ mọi ước muốn trần tục và phải thâm nhập vào
linh hồn một ý thức về Tạo Hoá, vũ trụ như một bí mật của biết bao sự mầu
nhiệm. Trái lại, Khổng Tử, thực tế, giống như một thương gia, đầu óc trần
tục, không bao giờ công nhận có một đấng Tạo Hoá, và để tất cả tâm trí vào
việc cố gắng vun trồng phẩm hạnh trong tất cả mọi quy tắc hình thức mà
ông cho rằng là một động lực thích nghi để phát triển sự hoàn mỹ của tinh
thần. Tuy nhiên, sự kiện chép lại rằng trong khi Khổng Tử tạo một số ấn
tượng đối nghịch Lão Tử thì chính ông cũng bị thâm nhập phần nào ảnh
hưởng của vị giáo chủ Lão giáo.
Trong năm đi viếng kinh đô này, mọi việc dường như an bày để đưa đến
một sự nghiệp lẫy lừng cho Khổng Tử. Một cuộc cách mạng bất ngờ bùng
nổ ở nước Lỗ, khiến nhà vua phải chạy trốn sang đất Tề, Khổng Tử cũng
chạy theo đến đó vì ông cảm thấy không phù hợp với danh dự và đạo đức
ông nếu tham gia cuộc nổi loạn. Một câu chuyện danh tiếng dưới đây kể lại
cuộc hành trình của ông trên đường bôn tẩu.
Khi vượt qua núi với nhiều môn đồ, Khổng Tử xúc động trước cảnh
tượng một người đàn bà phủ phục than khóc bên một ngôi mộ. Ông cho
một môn đồ đến hỏi cớ sự. Người đàn bà nức nở kể lại “Cha chồng tôi bị
hổ ăn thịt, chồng tôi cũng vậy và bây giờ con trai tôi cũng chịu chung số
phận đó”. Được hỏi vì sao không rời bỏ nơi này, người đàn bà xấu số trả lời
rằng tại vì chính quyền không áp bức hà khắc. Khổng Tử không chậm trễ
cơ hội để chỉ giáo về đạo đức. “Hãy nhớ đây, các con, một chính phủ lạm
quyền áp bức còn dã man hung ác và đáng sợ hơn con hổ nữa”.
Trong nhiều năm, Khổng Tử rời bỏ nhiệm sở. Ông không ở nước Tề lâu
vì sợ Hoàng Tử của vương quốc này trong tình trạng rối trí không biết phải
cư xử cách nào với một con người nổi tiếng như Khổng Tử, nhưng lại ở
vào một giai cấp thấp kém. Nhà vua đề nghị phụ cấp cho ông, nhưng vị
hiền triết không nhận một lợi tức nào trừ phi ông giúp ích được gì hữu
dụng.