NHỮNG VĨ NHÂN THAY ĐỔI THẾ GIỚI - Trang 24

vua kế tiếp đã khôn ngoan củng cố uy quyền của mình trên căn bản bảo tồn
uy thế cho “bậc thánh sư vĩ đại nhất” này.

Khổng Tử tóm lại, tượng trưng cho tất cả những gì bảo thủ. “Người cẩn

thận không bao giờ nhầm lẫn”. Ông thường nói như vậy. Khổng Tử tuyệt
đối kính trọng uy quyền “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử
vong, tử bất vong bất hiếu”. Ông dạy như vậy. Ông đặt ra những chính sách
quốc gia dựa trên nền tảng gia đình. Sự kính trọng chế độ phụ hệ là nền
tảng cho việc thờ cúng tổ tiên, một truyền thống căn bản của Trung Quốc
qua biết bao thế kỷ.

Khổng Tử không đòi hỏi được xem như kẻ sáng lập ra một tôn giáo, một

triết lý hay một guồng máy chính phủ, ông từ chối tất cả, chỉ nói rằng “Ông
là người phổ biến, chứ không phải là người tạo nên”. Ông là người vô địch
của chế độ cũ, của trật tự quy củ đã có từ lúc ban sơ, và sẽ còn tiếp tục duy
trì. Trong khi đương thời với ông là triết gia Lão Tử, tượng trưng cho một
tinh thần khác, tìm kiếm một quy luật mới mẻ và tân tiến.

Khổng Tử, như chúng ta thấy là người miền Bắc, con cháu dòng dõi ông

mang họ Khổng, có hàng ngàn người ở tỉnh Khổng Phu. Phía ngoài châu
thành, trên một ngọn đồi râm mát là nghĩa trang của dòng họ Khổng. Và
nơi đó, nằm biệt lập trong sự cô độc rực rỡ là ngôi mộ bia truy niệm của
“bậc đại sư thánh thiện nhất, một vị chúa toàn thiện, toàn mỹ”.

Ông mất năm 497 trước Thiên Chúa, với tuổi bảy mươi ba, già nua, đầy

thất vọng và vỡ mộng. Ông đã kêu lên tuyệt vọng “Không ai hiểu ta, không
một nhà lãnh đạo nào thông minh để tôn ta làm quân sư”.

Nhưng tình thương của đám môn sinh đối với ông đã chứng tỏ một cách

hùng hồn cho sức mạnh của ông, hơn bất cứ vị chúa tể nào. Họ để tang ông
trong ba năm, cho nên sau khi chết, uy tín của vị thánh hiền bay đi khắp nơi
và sống mãi qua các thời đại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.